Các tiêu chí cần quan tâm khi phối hợp kháng sinh

Tin Tức Sức Khỏe

* Một là:

Hai kháng sinh phối hợp nên cùng loại tác dụng, hoặc cùng có tác dụng hãm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn.

Diệt khuẩn Kìm khuẩn
β – lactam Tetracyclin
Aminosid Chloramphenicol
Cotrimoxazol Sulphamethoxazol
Trimethoprim
Polypeptid Lincomycin
Macrolid (liều cao) Macrolid (liều trung bình)
Quinolon Sulfamid

– Ví dụ như β – lactam có tác dụng diệt khuẩn do ngăn chặn sự tổng hợp lớp vỏ bao bọc của vi khuẩn (khi vi khuẩn không có vỏ bọc, nó sẽ vỡ tung và xem như bị tiêu diệt) và tác dụng diệt khuẩn này chỉphát huy khi vi khuẩn còn có sự phát triển tốt, tổng hợp được lớp vỏ. Nếu phối hợp kháng sinh beta-lactam với một kháng sinh có tác dụng
hãm khuẩn như: Tetracyclin, Chloramphenicol… xem như beta-lactam bị đối kháng không còn có tác dụng. Bởi vì kháng sinh hãm khuẩn thường tác động đến ribosom, làm ribosom không hoạt động, tức làm cho vi khuẩn không còn phát triển, không tiếp tục tổng hợp lớp vỏ bọc là đích tác dụng mà beta-lactam tác động vào.


– Cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt.

+ Kháng sinh nhóm aminosid (như Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin…) tuy tác động vào ribosom nhưng lại có tác dụng diệt khuẩn (chứ không có tác dụng hãm khuẩn như Tetracyclin). Vì vậy, có thể phối hợp thuốc nhóm betalactam với nhóm aminosid.
Beta-lactam thường phối hợp với các chất như a.clavunalic với mục đích là để tăng tác dụng (sẽ nói kỹ ở phần KS beta-lactam).
Kháng sinh Cotrim (còn gọi cotrimoxazol, biệt dược thông dụng Bactrim) thực sự là thuốc phối hợp 2 kháng sinh: Sulfamethoxazol với Trimethoprim – là 2 kháng sinh hãm khuẩn nhưng khi phối hợp thì lại đạt được tác dụng hiệp đồng (synergism) là diệt khuẩn. Như vậy khi phối hợp 2 thuốc hãm khuẩn thì có thể sẽ xuất hiện tác dụng diệt
khuẩn so với việc sử dụng đơn thuần từng thuốc.

– Các thuốc thuộc nhóm macrolid khi sử dụng với liều cao

Thì có tác dụng diệt khuẩn. Nên tùy vào dạng mà phối hợp khác nhau (có thể phối hợp được với cả KS kìm khuẩn và diệt khuẩn).
Hai là: hai kháng sinh phối hợp không cùng một cơ chế tác dụng hoặc không gây độc trên cùng một cơ quan: Ví dụ như không phối hợp 2 beta-lactam, vì cùng một cơ chế nên sẽ cạnh tranh nhau cơ chất => giảm tác dụng của nhau, hoặc là không dùng 2 aminosid vì làm tăng độc tính trên tai và thận rất rất cao.
* Ba là: hai kháng sinh phối hợp không kích thích sự đề kháng của nhau: Ví dụ như không phối hợp thuốc nhóm cephalosporin với 1 thuốc penicillin vì chúng kích thích kháng chéo. (tiết enzym phân hủy 1 cái là có thể phá cả 2).
Bốn là: hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng khi phối hợp.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Củ sâm maca trong Formula For Men có công dụng gì?

Maca có nguồn gốc từ Peru, truyền thuyết kể rằng các chiến binh Inca xứ Peru đã dùng củ Maca để tăng cường sức chiến đấu, làm xung mãnh hơn và bách chiến bách thắng. Tuy nhiên sau khi chiến thắng lại không được dùng, vì Maca làm sung sức, …

Tin Tức Sức Khỏe
Bổ sung kẽm giúp tăng cường sinh lý nam giới bằng viên uống Formula For Men

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng giúp quyết định “bản lĩnh phái mạnh”. Bởi thế, không quá khó hiểu khi kẽm luôn là yếu tố được các quý ông chú trọng bổ sung mỗi ngày. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ …

Tin Tức Sức Khỏe
Hướng dẫn xử trí ADR Lamivudin

Contents1 Các ADR nhẹ có thể tự khỏi. Bên cạnh đó chúng ta cần theo dõi thật kĩ các tác dụng không mong muốn và điều trị triệu chứng. Thay thuốc khác nếu các tác dụng không mong muốn ở mức độ nặng. Ngừng thuốc nếu hoạt độ transaminase tăng …