Đẻ khó do vai

Tin Tức Sức Khỏe

Thông thường đường kính hai vai là 12cm khi vai chuyển động trong đường đẻ, đường kính này dễ dàng được ép lại còn 9,5cm nhỏ hơn tất cả các đường kính của khung chậu nên rất hiếm trường hợp đẻ khó do vai.

1. Nguyên nhân:

a. Chủ yếu là vai to do thai to
b. Vai lọt theo đường kính trước sau của eo trên. Đường kính này nhỏ hơn đường kính chéo và vai trước bị mắc lại ở bò trên xương mu.

2. Chẩn đoán

– Khi thấy có những điều kiện dẫn đến thai to như người mẹ có tiền sử đẻ thai to, gia đình anh chị em đều to lớn, béo phì, đái tháo đường V .V .. phải không quên khả năng có khó khăn do vai to
– Thường đẻ khó do vai chỉ được chẩn đoán sau khi đã sổ đầu, với dấu hiệu được mô tả là dấu hiệu “con rù a” (đầu ra lại rụt vào) lúc này có nhiều khả năng khác cần loại trừ
– Dây rốn ngắn
– Thai đôi (dính thai, mắc thai)
– Vòng Bandle co thắt
Người hộ sinh cần cho tay vào sâu tới mức tối đa để chẩn đoán.

3. Xử trí:

– Bình tĩnh tự tin, biết phải làm gì và sẽ xử lý hiệu quả tình huống
– Mời bác sỹ. Nêu bạn có thể tự đỡ được vẫn cần bác sỹ vì còn nhiều bất thường khác như suy thai, chảy máu sau đẻ.
– Chuẩn bị đầy đủ phương tiện và nhân lực hồi sức sơ sinh.
– Có kế hoạch dự phòng chảy máu sau đẻ.

– Xem hướng lọt của vai. Nếu vai lọt theo đường kính trước sau thì phải xoay ra đường kính chéo
– Hướng dẫn người mẹ không rặn. Đặt các ngón tay vào mặt trước ngực thai nhi, bàn tay kia đặt vào mặt lưng, phôi hợp hai tay xoay chuyển ngực. Nên dùng cả 4 ngón tay để có lực xoay tốt và giảm áp suất so với chỉ dùng 2 ngón. Tuyệt đối không xoay cô để chuyển động vai vì không những không có tác dụng mà lại có thể làm chấn thương đám rốì thần kinh cổ và xương
cổ.
– Đỡ vai trước
+ Cần phân biệt khó do vai hoặc do giường đẻ. Nếu do giường cần đặt đúng tư thế sản khoa, mông kê cao và đặt sát mép giường trong khi đỡ vai trước 
một người phụ đặt úp hai tay ấn xuống vùng trên mu, nhớ là không được ấn đẩy đáy tử cung.
– Đỡ vai sau
+ Trường hợp có khó khăn, có thể đỡ đầu từng nấc kéo xuống một ít, lại kéo lên một ít. Nếu thấy có chuyển thì tiếp tục làm
– Nếu vẫn chưa có kết quả.
+ Hai bàn tay áp vào ngực và lưng xoay cho vai trước ra phía sau rồi xoay lại theo kiểu vặn nút chai (180° theo chiều kim đồng hồ rồi 180° ngược chiều kim đồng hồ) qua cách đó vai hạ thấp dần.
– Hạ tay sau
+ Nếu hạ được một tay sẽ giảm từ đường kính hai vai xuổng đường kính vai – nách nhỏ hơn, chọn tay sau để hạ vì mặt trước xương cùng dễ thao tác hơn hạ tay trước. Nếu vẫn chưa có kết quả, xoay tay trước ra sau rồi hạ nốt ta sẽ có đường kính nách – nách nhỏ hơn nữa.
– Làm gẫy xương đòn
+ Nếu vẫn chưa có kết quả thì làm gẫy xương đòn, đường kính vai sẽ giảm thêm 1,5cm
+ Có thể đặt hai ngón cái dọc theo xương đòn trước sau đó ấn mạnh vào điểm giữa xương đòn nơi hai đầu ngón cái gặp nhau. Cách làm này có nguy hiểm là đầu xương
có thể chọc vào phôi gây tràn khí màng phổi nhưng có ưu điểm là có thể cứu sống bé.

+ Trước đây là thủ thuật cắt xương đòn với kéo cắt chuyên dùng, đầu căt có 2 lô khuyết hình bán nguyệt để ôm đúng xương đòn, so vối cắt cách ấn gẫy thì nhanh và an toàn hơn.

 

Copy ghi nguồn: https://bestpharmacyworld.com

Link bài viết: Đẻ khó do vai

 

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức Sức Khỏe
Củ sâm maca trong Formula For Men có công dụng gì?

Maca có nguồn gốc từ Peru, truyền thuyết kể rằng các chiến binh Inca xứ Peru đã dùng củ Maca để tăng cường sức chiến đấu, làm xung mãnh hơn và bách chiến bách thắng. Tuy nhiên sau khi chiến thắng lại không được dùng, vì Maca làm sung sức, …

Tin Tức Sức Khỏe
Bổ sung kẽm giúp tăng cường sinh lý nam giới bằng viên uống Formula For Men

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng giúp quyết định “bản lĩnh phái mạnh”. Bởi thế, không quá khó hiểu khi kẽm luôn là yếu tố được các quý ông chú trọng bổ sung mỗi ngày. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ …

Tin Tức Sức Khỏe
Hướng dẫn xử trí ADR Lamivudin

Contents1 Các ADR nhẹ có thể tự khỏi. Bên cạnh đó chúng ta cần theo dõi thật kĩ các tác dụng không mong muốn và điều trị triệu chứng. Thay thuốc khác nếu các tác dụng không mong muốn ở mức độ nặng. Ngừng thuốc nếu hoạt độ transaminase tăng …