Các sản phẩm thoái giáng của fibrin (ogen)
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
a) Các sản phẩm trung gian:
– Có hai loại X và Y, xuất hiện sớm trong quá trình thoái giáng. Sản phẩm X xuất hiện trước nhất và không khác fibrinogen nhiều lắm (vẫn còn hai chuỗi fibrinopeptid, đáng lẽ là có 4). Vật phẩm này đông rất chậm, so với fibrinogen khi cho tác dụng với thrombin.
– Sản phẩm Y xuất hiện tiếp theo, trong đó không còn fibrinopeptid nguyên vẹn nữa, và nó cũng không còn đông lại khi cho tác dụng với thrombin.
– Các sản phẩm X và Y vẫn còn những hiệu lực sinh học nhất định, cho nên có thế gáy ra một số hiệu ứng sinh bệnh.
b) Các sản phẩm giáng hóa cuối cùng.
– Là các sản phẩm D và E, được tạo ra khi plasmin tác động lên fibrin(ogen) sau 24 giờ.
– Thực ra các sản phẩm cuối cùng được chia thành hai nhóm tùy vào việc có tan được trong acid trichloracetic hay không: Một số ít <<30%) các sản phẩm được tạo ra là các polypeptid hòa tan trong acid trichloracetic, chúng không còn tính kháng nguyên chung với tibrinogen và hiệu lực sinh học cũng không rõ ràng.
– Còn phần lớn là các sản phẩm không hoà tan trong acid trichloracetic (sản phẩm D và E) với các đặc tính sau:
+ Vẫn còn mang đặc tính kháng nguyên của fibrinogen, bởi vậy có thể phát hiện được các sản phẩm này bằng các kỹ thuật miễn dịch (như khuyếch tán hoặc điện di..)
– Chất D: Không bền vững với nhiệt độ (ớ 60 độ C chỉ được 10 phút). Trọng lượng phân tử là 88.000 dalton.
– Chất E: Bền vững với nhiệt độ, trọng lượng phân tử 35.000-50.000 dalton.
c) Nói về hiệu lực sinh học của các sản phẩm thoái giáng.
– Mặc dầu đã bị thoái giáng nhưng các FDP vail còn một hiệu lực sinh học khá mạnh.
– Các vật phẩm X và Y ức chế sự trùng hợp các monomer của fibrin trong quá trình tạo ra fibrin dưới tác động của thrombin. Chúng trực tiếp gắn luôn vào các monomer để tạo ra các phức hợp hòa tan.
– Chất D và chất E có tác dụng làm tăng hiệu lực xúc tác của các chất hoạt hoá plasminogen (như HMW- tcU-PA. Streptokinase..).
– Chất D còn có hiệu lực ức chế sự trùng hợp fibrin, nhưng không mạnh bằng chất X và Y.
– Tất cả các FDP, đều có hiệu lực chống ngưng tập tiểu cầu, ức chế sự dàn trải của tiểu cầu, và có khả năng hoạt hoá tính hướng động của bạch cầu monocyt.
– Hiệu lực sinh học này về cơ bản là rất có lợi, vì chúng tham gia vào hệ thống điều hoà cầm- đông máu và tiêu fibrin; hạn chế tối đa các quá trình sinh học thừa và không có lợi.
– Tuy nhiên trong một số hoàn cảnh bệnh lý thì các tác động đó lại trở thành một “hiệu ứng sinh học” rất nguy hiểm cho cơ thể . Ví dụ trong quá trình tiêu sợi huyết: chính plasmin đã hoạt hoá cho quá trinh tiêu SỢI huyết, nhưng do bởi các FDP có hiệu lực sinh học mạnh cho nên đã tác động trở lại. Vì vậy làm các triệu chứng xuất huyết/ chày máu xảy ra rầm rộ hơn. Vậy ở đây có thể ví plasmin như là “ngòi nổ” mở màn cho một hội chứng xuất huyết rất trầm trọng. Lý luận này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế điều trị cấp cứu bệnh lý tiêu sợi huyết cấp.
Không có phản hồi