Theo dõi ối, ngôi và độ lọt
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1. Theo dõi ối:
a. Phương tiện:
– Như theo dõi xoá mở cổ tử cung và khi ối đột nhiên vỡ
b. Tần suất:
– Như theo dõi xoá mở cổ tử cung.
– Các nhận định cần có khi theo dõi ối
– Khi 01 còn:
+ Nhận định hình thù: ối dẹt hay phồng
+ Màng 01 dày hay mỏng
+ Có gì khác lạ: dây rốn, bánh rau V.V..
– Khi ối vỡ:
+ Cần ghi giờ và theo dõi sô” giờ đã vỡ ối
+ Lượng nước Ối: ít, bình thường, nhiều.
+ Màu sắc: trong hay có màu
+ Mùi: nếu có mùi hôi là nhiễm khuẩn ối.
Bình thường ối dẹt đồng tự vỡ khi cổ tử cung mở hết, nước ối trong, khoảng 500 ml.
– Chú ý: Cần khám lại ngay khi ối vỡ tự nhiên đột ngột để xác đinh lại ngôi và đề phòng sa dây rau.
2. Theo dõi ngôi:
a. Phương tiện
– Nắn ngoài và thăm khám âm đạo.
b. Tần suất
– Như theo dõi độ mở cổ tử cung.
c. Cách nhận định
Người hộ sinh có chức năng theo dõi chuyển dạ thường và đõ đẻ thường, đó là đỡ đẻ ngôi chỏm. Nhưng trong ngôi chỏm van có các yêu tố tiên lượng khác nhau.
– Kiểu thế gì? (chỉ có chẩm trái trước là kiểu thế tốt).
– Đầu có quay tốt không?
– Có hiện tượng uốn khuôn: chồng xương, bướu thanh huyết. Ngôi chỏm có kiểu thế trái trưóc, lọt đối xứng, không có chồng xương hoặc bướu thanh huyết là bình thường.
3.Theo dõi độ lọt:
a. Phương tiện
– Nắn ngoài
– Thăm khám âm đạo
b. Tấn suất
– Nắn ngoài: pha tiềm tàng 1 giờ/ 1 lần, pha tích cực 30 phút/ 1 lần
– Thăm trong: cùng lúc vói đánh giá độ mở cổ tử cung
c. Nhận định
– Sử dụng phương pháp nắn ngoài:
+ Đầu cao 5/5: Phần đầu nắn thấy trên mu đo được 5 khoát ngón tay.
+ Đầu chúc 4/5: phần đầu nắn thấy trên mu đo được 4 khoát ngón tay.
+ Đầu chặt 3/5: phần đầu nắn thấy trên mu đo được 3 khoát ngón tay.
+ Đầu lọt cao 2/5: phần đầu nắn thấy trên mu đo được 2 khoát ngón tay.
+ Đầu lọt vừa 1/5: phần đầu nắn thấy trên mu đo được 1 khoát ngón tay.
+ Đầu lọt thấp 0/5: phần đầu nắn thấy trên mu đo được 0 khoát ngón tay (không nắn thấy đầu thai nhi trên mu)
Không có phản hồi