Những điều cần biết cho một cuộc đẻ thường
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Chuẩn bị phòng đẻ:
a. Vệ sinh:
– Người đẻ có thể vào bất kỳ giờ nào trong ngày. Phòng đẻ do đó phải luôn được giữ sạch bằng cách:
+ Định kỳ vệ sinh hàng tuần.
+ Làm vệ sinh ngay sau mỗi ca đẻ.
+ Phủ khăn sạch lên bàn đẻ và bàn dụng cụ để tránh bụi.
+ Có guốc dép riêng (cho cả nhân viên và sản phụ).
+ Khi không hoạt động phải đóng kín cửa.
+ Chỉ những người cần thiết mới được vào. Không dùng phòng đẻ vào các mục đích khác như khám phụ khoa, đặt dụng cụ tử cung…
+ Cần lưu ý duy trì vệ sinh ở những nơi đẻ đông, hoặc ngược lại đẻ quá thưa.
b. Ánh sáng:
– Cần có ánh sáng tốt đê theo dõi chăm sóc thai phụ.
– Ban đêm, nếu mất điện cần có nguồn sáng thay thế ngay.
c. Nhiệt độ trong phòng:
– Có quạt mát mùa hè (nhưng không dùng quạt trần).
– Có lò sưởi mùa đông, tối thiểu là một bóng điện 150W để sưởi ấm cho bé. Tốt nhất có điều hoà nhiệt độ.
2. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc:
a. Dụng cụ sản khoa:
– Phải có đủ 4 bộ:
+ Bộ đỡ đẻ (2 bộ: 1 bộ để cắt rốn, một bộ để làm rốn).
+ Bộ cắt khâu tầng sinh môn: 1 bộ.
+ Bộ chữa ngạt sơ sinh: 1 bộ.
+ Bộ kiểm tra cổ tử cung: 1 bộ.
– Găng vô khuẩn: Tối thiểu 3 đôi (1 đỡ đẻ, 1 làm rốn, 1 găng khám)
– Dụng cụ phải đã tiệt khuẩn, còn hạn dùng, để trong hộp bảo quản có nắp kín. Khi chưa dùng cần được phủ vải sạch lên trên.
b. Gói băng rốn đã tiệt khuẩn
c. Thuốc
– Trong phòng đẻ phải có một tủ thuốc cấp cứu riêng.
– Tủ thuốc phải có đủ thuốc thiết yếu, có sơ đồ bố trí để khi cần lấy được ngay.
– Chỉ để thuốc còn hạn dùng.
– Luôn sẵn sàng bơm tiêm, kim tiêm (đã vô khuẩn), dây truyền, cọc truyền để khi cần dùng là có ngay.
d. Các phương tiện theo dõi chuyển dạ (để vào một khay riêng)
– Thước dây.
– Đồng hồ có kim giây.
– Ống nghe tim thai.
– Ong nghe tim phổi.
– Huyết áp kế.
– Nhiệt kế.
– Găng vô khuẩn.
– Hồ sơ sản khoa.
– Biểu đồ chuyển dạ.
– Bút ghi.
Không có phản hồi