Kiểm tra bánh rau
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Kiểm tra mặt múi bánh rau:
– Đặt bánh rau lên trên khay men phẳng hoặc trên lòng bàn tay cho mặt múi ngửa lên trên để quan sát
– Dùng gạc ướt gạt máu cục và thấm khô để quan sát rõ toàn bộ mặt múi.
– Quan sát kỹ các múi rau và khe giữa các múi
– Phát hiện xem có múi rau nào bị sót không? chất lượng múi rau: Xơ hoá, các ổ nhồi máu, các điểm đọng calci.
2. Kiểm tra mặt màng bánh rau:
– Lật ngược mặt màng lên hoặc cầm dây rôn giữ cho lộ mặt màng để màng rủ xuống
– Quan sát lỗ vỡ 01, từ mép lỗ vỡ đến rìa bánh rau (sau khi đã kéo màng ra) phải trên 10cm, nếu dưối 10cm là rau bám thấp.
– Quan sát vị trí dây rốn: Giữa, bên hay bám màng dễ gây chảy máu, làm lẫn vối rau tiền đạo.
– Quan sát kỹ hệ thông mạch máu từ chân rốn toả ra đến bò bánh rau hay vượt bò (xem có bánh rau phụ)
3. Kiểm tra dây rốn:
– Độ dài (bình thường 35 – 60cm)
– Độ lớn
– Màu sắc bình thường màu trắng xanh, màu vàng là có suy thai, tím sẫm là thai chết lưu
– Quan sát mặt cắt dây rôn có đủ 3 mạch máu (01 tĩnh mạch rốn, 02 động mạch rốn)
– Phát hiện các bất thường như thắt nút, phù nề.
4. Cân nặng (bình thường bằng 1/5 đến 1/6 trọng lượng thai nhi.
– Người hộ sinh cân kiểm tra bánh rau một cách nghiêm túc, tránh thái độ lơ là để sót rau, sót màng gây băng huyết, nhiễm khuẩn. Nhưng cũng cần hết sức tránh thái độ can thiệp dẫn đến tỉ lệ kiểm soát tử cung rất cao.
– Bốn nội dung của đỡ rau tích cực cần ít nhất có 2 hộ sinh trong một cuộc đẻ.
+ Tiêm 10 đơn vị oxytocin vào bắp thịt mẹ khi vai trước bé vừa sổ
+ Buộc và cắt dây rốn sớm, giao đứa trẻ cho người phụ làm rốn.
+ Đõ rau sớm, phải phôi hợp với cơn co tử cung (không bao giờ được kéo vào dây rau khi tử cung chưa có cơn co). Các thì của đỡ rau giống như đỡ rau bình thường.
+ Xoa bóp tử cung ngay sau khi rau vừa sổ, tạo cho tử cung một khối co chắc đảm bảo cầm máu (khối an toàn)
Không có phản hồi