Nguyên nhân, phân độ và chẩn đoán rách tầng sinh môn
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Nguyên nhân
a. Về phía người mẹ
– Tầng sinh môn dài, âm môn hẹp
– Tầng sinh môn phù nề (do nhiễm độc thai nghén, do chuyển dạ lâu)
– Tầng sinh môn có sẹo cũ, chất lượng khâu không tốt
– Con so lớn tuổi
b. Về phía con
– Thai to, đường kính sổ lớn
– Thai nhỏ, sổ quá nhanh, tầng sinh môn chưa giãn nở kịp
– Cách sổ: chẩm cùng
– Ngôi bất thường: ngôi mặt (đường kính sổ lớn); đầu sau của ngôi mông
c. Về phía người hộ sinh
– Kỹ thuật đỡ đầu không tốt, không giúp cho đầu cúi hết, không hướng cho mặt ngửa từ từ
– Kỹ thuật đỡ vai sau: không kịp giữ tầng sinh môn cho vai sau sổ từ từ.
– Không hướng dẫn tốt cách rặn đẻ, không đạt được sự phối hợp tốt với người mẹ
d. Do các can thiệp sản khoa đường dưới
– Forceps
– Giác hút
– Trong hai thủ thuật này rách do forceps cao hơn vì 2 cành làm tăng thể tích đầu và do kỹ thuật tháo cành chậu.
2. Phân độ rách táng sinh môn
– Trong thực hành sản khoa chủ yếu gặp rách hở vói khởi điểm rách từ mép sau âm hộ.
– Về giải phẫu có các môc theo thứ tự từ trưóc ra sau:
+ Mép sau âm hộ
+ Nút thố trung tâm (giao điểm của các cơ ngang với các cơ vòng âm môn, cơ vòng hậu môn)
+ Cd vòng hậu môn
+ Thành trước trực tràng
Theo 4 mốc giải phẫu ấy, tuỳ theo sự mở rộng của đường rách
– Rách mép sau âm hộ: Rách tầng sinh môn độ 1
– Rách nút trung tâm: Rách độ 2
– Rách cơ vòng hậu môn: Rách độ 3
– Rách thành trước trưc tràng: Rách độ 4
Rách độ 1 và độ 2 còn được gọi là rách không hoàn toàn
Rách độ 3 và độ 4 gọi là rách hoàn toàn
Rách độ 4 là rách phức tạp.
Trong sản khoa dù là forceps hay giác hút cũng không được để rách từ độ 3 trở lên
3. Chẩn đoán rách tầng sinh môn
– Vì là rách hở và rách từ mép sau âm hộ chỉ cần dùng đầu ngón tay banh rộng là có thể quan sát và đinh mức độ rách. Nếu nghi là có rách cơ vòng hậu môn hoặc thành trưóc trực tràng cần khám hậu môn đê nhận định cơ vòng bị đứt hoặc trực tràng bị rách.
Không có phản hồi