Đề phòng chấn thương đường sinh dục
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Đề phòng rách tăng sinh môn
– Các trường hợp có nguy cơ rách tầng sinh môn từ độ 3 trở lên: forceps cho con so, tiền sử rách tầng sinh môn độ 3 đã khâu lại đều phải được cắt tầng sinh môn.
– Để giảm rách độ 1, 2 cần đỡ đẻ đúng quy cách: đầu cúi hết, ngửa từ từ, chú ý thì đỡ vai sau. Phấn đấu giảm tỷ lệ rách và nếu có rách thì giảm độ rách nhưng không thay thế rách bằng cắt tầng sinh môn.
– Người hộ sinh chỉ được cắt tầng sinh môn khi cần cho thai sổ nhanh (có suy thai) hoặc khi tầng sinh môn là cản trở của thì sổ (rặn lâu).
2. Đề phòng rách âm hộ
– Rách âm hộ phía tiền đình và hai bên hoàn toàn có thể tránh nếu như bàn tay đỡ đầu không chạm vào.
3. Để phòng rách âm đạo
– Trong đẻ thường, hầu hết chỉ gặp rách 1/3 ngoài thành sau âm đạo (cùng với rách tầng sinh môn).
– Không đặt forceps cao, không quay đầu bằng cành forceps. Khi đặt giác hút luôn phải kiểm tra thành âm đạo có bị hút vào miệng bầu giác không.
– Người hộ sinh bao giờ cũng cần nhớ phải thông tiểu trước khi thủ thuật forceps tiến hành.
Xem thêm: Hột le của phụ nữ nằm ở đâu? Có tác dụng gì? Kích thích như thế nào?
4. Đề phòng rách cổ tử cung
– Không đặt giác hút, forceps khi cổ tử cung chưa mở hết. Trong đẻ thường có thể gặp mép trưốc cổ tử cung bị chèn ép giữa mặt sau xương mu và đầu thai nhi. Có thể giải thoát mép trước cổ tử cung bằng cách đẩy lên.
– Cho tay vào vị trí mép trưóc cần được đẩy lên.
– Chờ hết cơn co dùng hai đầu ngón 2 và 3 đẩy mép cổ tử cung vào sâu phía sau xương mu.
– Cố định mép cổ tử cung ở vị trí đã đẩy lên cho đến cơn co sau mới rút ngón tay.
– Kiểm tra nếu cổ tử cung không xuông nữa là đạt kết quả.
– Người hộ sinh cần luôn nhớ là trong đẻ thường vẫn có thể xảy ra chảy máu nặng, có thê tử vong do rách cổ tử cung để phát hiện và xử trí kịp thời.
Không có phản hồi