Chăm sóc sản phụ chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Nhận định:
– Vị trí rách
– Mức độ rách
– Mức độ chảy máu
– Ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của rách.
2. Chẩn đoán/ những vấn đề cần chăm sóc:
– Thể trạng: ảnh hưởng của rách tới thể trạng(Mạch, huyết áp, da niêm mạc…), tinh thần của sản phụ
– Loại trừ chảy máu do đờ tử cung trong trường hợp sót rau. Nếu cần phải kiểm tra, bao giờ cũng phải giải quyết bên trong trước.
– Phục hồi vết rách
– Thời gian từ khi rách (khi đẻ) đến khi phát hiện, xử trí (Khoảng cách càng dài nguy cơ nhiễm khuẩn càng tăng).
– Chăm sóc sau phụ hồi.
3. Kế hoạch chăm sóc:
– Trao đổi với sản phụ về tình trạng sức khoẻ, mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của vết rách. Động viên sản phụ và người nhà bình tĩnh, tin tưởng vào khả năng xử trí của thầy thuốc. Hưóng dẫn sản phụ và người nhà phối hợp với thầy thuốc trong quá trình xử trí.
– Theo dõi các dấu hiệu sông: tuỳ theo số đo mạch, huyết áp để chỉ định theo dõi. Tuy nhiên, cần chú ý có một số trường hợp, huyết áp vẫn ở mức bình thường, nhưng mạch nhanh > 90 nhịp/ phút là có nguy cơ chảy máu nặng, cần theo dõi sát.
– Đánh giá khả năng co hồi của tử cung để loại trừ chảy máu do đờ tử cung.
– Kiểm tra kỹ bánh rau sau đẻ loại trừ sót rau
– Tìm hiểu trạng thái tinh thần của sản phụ và người nhà, nếu sản phụ quá lo lắng hoặc buồn phiền có thể ảnh hưởng đến mức độ chảy máu
– Kiểm tra âm hộ, âm đạo phát hiện vị trí rách, mức độ rách
– Kiểm tra cổ tử cung bằng 2 ngón tay, nếu nghi ngờ có rách cổ tử cung cần kiểm tra bằng dụng cụ ngay
– Nếu mức độ rách ngoài khả năng xử trí của hộ sinh, cần mời bác sỹ ngay hoặc chuyển viện. Trong khi chờ đợi cần thực hiện các biện pháp làm giảm chảy máu
– Nếu người hộ sinh có khả năng xử trí tốt: chuẩn bị dụng cụ, nhân lực, sản phụ (giảm đau, vô khuẩn) đê xử trí kịp thời
– Hồi sức, truyền dịch ngay, nếu huyết áp tối đa dưới 90 mmHg
– Chăm sóc hồi phục sau khâu: thòi gian cần nằm tại giường, thời gian rút gạc, thòi gian cắt chỉ, kháng sinh và thuốc trợ sức khác nếu cần. Chế độ ăn thích hợp tuỳ theo từng sản phụ, không nên kiêng khem quá kỹ (dân đến thiếu dinh dưỡng hoặc gây táo bón)
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
– Theo dõi chức năng sống tuỳ từng trường hợp. Nếu các số đo bình thường, chỉ cần ghi trước và sau xử trí. Nếu có choáng, phải theo dõi Mạch, Huyết áp 5 – 10 phút/ lần.
– Loại trừ sót rau và đờ tử cung trưóc khi chẩn đoán rách
– Nếu rách ở nhiều vị trí khác nhau, bao giờ cũng phải xử trí rách trong trước
– Chú trọng các khâu giảm đau, vô khuẩn, hồi sức, động viên sản phụ trong quá trình xử trí
– Tuỳ mức độ xử trí mà có chê độ chăm sóc thích hợp, đặc biệt khâu rách tầng sinh môn độ 3 hoặc các vết rách gây dò phân, nước tiêu
5. Đánh giá:
– Kết quả tốt khi vết rách được phát hiện sớm, rách không ảnh hưởng đến toàn trạng, được xử trí kịp thời, đảm bảo vô khuẩn tốt.
– Kết quả chưa tốt khi phát hiện muộn, rách ảnh hưởng đến toàn trạng sản phụ, xử trí không kịp thời hoặc rách ngoài khả năng xử trí (phải chò đợi), xử trí, chăm sóc không đảm bảo vô khuẩn.
Copy ghi nguồn: https://bestpharmacyworld.com
Link bài viết: Chăm sóc sản phụ chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ
Không có phản hồi