Chẩn đoán và xử trí chuyển dạ kéo dài chuyển dạ đình trệ
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Tuyến xã: chuyển lên tuyến trên, tuyến huyện: xem xử trí chung
1. Xử trí chung:
a. Nếu có mất nước, toan hoá
Truyền dịch đường tĩnh mạch 500 – 1000ml dung dịch glucose 5% (thận trọng cho nước bằng đường uống vì tỉ lệ phải can thiệp phẫu thuật trong chuyển dạ kéo dài là cao), tốc độ truyền 80 – 100 giọt/phút
b. Nếu có nhiễm khuẩn
Tiêm kháng sinh
c. Nếu có thiếu máu
Truyền 1-2 đơn vị máu
d. Nếu có sang chấn tâm lý
– Cho thuổic an thần
– Tư vấn – tâm lý liệu pháp
– Việc xử trí phải cụ thể theo từng người, không thể đơn giản chỉ coi là một ca chuyển dạ kéo dài.
2. Xử trí đặc hiệu:
a. Cần tìm nguyên nhân: do cơn co tử cung, do thai hay do người mẹ để có xử trí đúng (xem các bài tương ứng).
b. Đánh giá kết quả xử trí trên biểu đồ chuyển dạ, ngoại trừ những trường hợp phải can thiệp ngay, với biểu đồ chuyển dạ sau 4 – 6 giờ có thể biết kết quả xử trí để theo dõi thêm hoặc can thiệp.
c. Xử trí chuyển dạ đình trệ
– Nếu chẩn đoán, theo dõi và xử trí tốt sẽ không có chuyển dạ đình trệ, nhất là các dấu hiệu muộn.
– Chủ yếu là mổ lấy thai (kể cả đốì với thai đã chết).
– Đẻ đường dưới tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể, ví dụ như não úng thuỷ (chỉ cần chọc lấy nước).
3. Dự phòng
– Quản lý thai nghén, phát hiện nguy cơ. Người có tiền sử đẻ khó, có chiều cao thấp, có chiều cao tử cung đo trên 34 cm phải được hẹn đẻ tại bệnh viện.
– Người chuyển dạ trên 18 giờ phải tìm xem có dấu hiệu tắc nghẽn hay không?
Copy ghi nguồn: https://bestpharmacyworld.com
Link bài viết: Chẩn đoán và xử trí chuyển dạ kéo dài chuyển dạ đình trệ
Không có phản hồi