Đẻ khó do ngôi trán
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Ngôi trán là một ngôi đầu hơi ngửa. Trán được trình bày trước eo trên. Mốc của ngôi là gốc mũi. Đường kính ngôi là trên chẩm – cằm 13,5cm lớn hơn tất cả các đường kính của tiểu khung. Tỷ lệ gặp khoảng 1/1000.
Khi chuyển dạ, thai bình thường đủ tháng, nếu ngôi trán không thể cúi thêm đê trở thành ngôi chỏm, hoặc ngửa thêm thành ngôi mặt thì ngôi trán không thể đẻ đường dưới được
1. Chẩn đoán:
Ngôi trán chỉ phát hiện được về lâm sàng khi đã chuyển dạ.
a. Các dấu hiệu nắn ngoài
Khó xác định, chủ yếu dựa vào dáu hiệu ngôi đầu cao bất thường.
b. Khám trong
– Thấy bướu trán vói đường khớp giữa, không có gì đặc biệt để phân biệt trán với đầu, phải khám tiếp.
– Theo đường khớp giữa đi về một phía sẽ gặp thóp trước với 4 cạnh và 4 góc.
– Đi về phía ngược lại sẽ thấy gốc mũi với đặc trưng dễ nhận là hai phía của gốc mũi có gò trên của hai hô” mắt.
– Không bao giờ sò thấy thóp sau và mỏm cằm
– Nếu thấy thêm các phần của mặt như mũi. mồm thì chuyển chẩn đoán sang ngôi mặt.
c. Chẩn đoán hình ảnh (X quang, siêu âm)
Chỉ có thể thấy hình ảnh của một ngôi đầu ngửa, cột sống ưỡn ra trước.
2. Xử trí:
a. Với người hộ sinh ở tuyến cơ sở
– Khi thấy ngôi khác lạ không giông như bướu chẩm thường gặp thì phải tăng cường cảnh giác. Nếu nghĩ là ngôi trán thì nên tư vấn và chuyên viện ngay, tránh đê chuyên dạ kéo dài gây vỡ tử cung.
b. Ở tuyến có phẫu thuật
– Khi nghĩ là ngôi trán cần báo cáo ngay bác sỹ.
– Nếu 01 còn. ngôi cao lỏng nên chờ xem có thê cúi thêm thành chỏm hoặc ngửa thêm thành mặt.
– Nếu ối đã vỡ. ngôi trán đã cố định, thai đủ tháng thì chỉ có chỉ định mô lấy thai.
Copy ghi nguồn: https://bestpharmacyworld.com
Link bài viết: Đẻ khó do ngôi trán
Không có phản hồi