Cách đỡ rau
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1. Đỡ rau thông thường
– Thời điểm: Sau khi vừa chăm sóc bé xong
– Làm NPBR: Đánh giá chính xác rau đã bong hay chưa, chỉ đỡ rau khi xác định rau đã bong qua NPBR.
– Người đỡ rau đứng bên, sản phụ nằm ở tư thế làm NPBR,. Nói cho sản phụ biết công việc sẽ làm để họ yên tâm cộng tác vói mình khi thao tác.
– Sửa tư thế tử cung cho buồng tử cung thông thẳng vói trục âm đạo, thông thường tử cung đổ ra trước và lệch phải. Trước hết hãy đẩy thân tử cung vào giữa và vuốt từ đoạn dưới lên phía đáy để sửa tư thế gập trưóc, tay kia cầm kẹp rốn nâng nhẹ lên .
– Thông qua động tác ấn đáy tử cung giúp đẩy từ trên xuống cho bánh rau ra . Nếu có kết quả âm môn sẽ nở ra và một m ặt của bánh rau sẽ lộ ra.
– Cho rau sổ từ từ để không bị rách sót màng, lúc này phải giảm lực ấn đáy hoặc cầm kẹp rốn nâng bánh rau lên phối hợp tốt giữa một tay ấn đáy với một tay cầm kẹp rôn để rau sổ nhẹ nhàng. Cách đỡ này không sử dụng lực kéo dây rốn.
– Nếu có khó khăn khi đỡ màng rau: Bàn tay đặt trên bụng nâng mặt trưóc thân tử cung lên để đoạn dưới giãn các nếp gấp giải phóng màng rau hoặc chuyển vị trí người hộ sinh ra đứng giữa, hai bàn xoắn bánh rau theo chiều kim đồng hồ lúc này màng rau sẽ vặn tròn lại và lực vặn đủ cho màng ra mà không đứt và sót.
2. Cách đỡ rau tích cực
– Thời điểm: Khoảng 5 phút sau khi thai sổ (phương pháp đỡ rau cổ điển đỡ rau sau khi sổ thai 10-15 phút)
– Không cần làm nghiệm pháp bong rau
– Thúc đẩy rau bong bằng tiêm oxytocin: thòi điểm tiêm sớm nhất là sau khi vai trưóc sổ nhưng cũng có thể tiêm sau khi cặp cắt rốn xong để tránh oxytocin vào cơ thể bé.
– Trong đỡ rau thông thường không kéo dây rốn, trong đỡ rau tích cực, động tác chính là kéo dây rốn bằng một lực có kiểm soát, không được kéo mạnh.
– Không ấn đáy tử cung mà tay trên bụng tác động từ đoạn dưói lên để rau đi qua đoạn dưới.
– Những người chủ trương đỡ rau tích cực cho rằng với cách đỡ này giảm được tỉ lệ chảy máu thời kỳ sổ rau.
Không có phản hồi