Chăm sóc sản phụ trong đỡ đẻ ngôi chỏm
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Nhận định:
– Bước chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 để chuẩn bị đỡ đẻ
– Sức khoẻ người mẹ: toàn trạng, dấu hiệu sông, sức rặn
– Thai nhi: Tim thai, kiểu sổ
– Tiến độ và các biến chứng có thể gặp trong giai đoạn sổ thai
2. Chẩn đoán các vấn để cần chăm sóc
– Khi nào thì chuyển thai phụ từ phòng chờ đẻ sang phòng đẻ
– Tư thế đẻ
– Phương tiện đỡ đẻ: Chuyển từ nơi bảo quản sang vị trí sẽ sử dụng ở thời điểm thích hợp
– Số người chăm sóc: hợp đồng giữa những người chăm sóc (có thể sử dụng cả người nhà – cần hướng dẫn trưóc)
– Có khuyến khích, hỗ trợ sức rặn
– Có thông tiểu
– Có giữ tầng sinh môn, có dự kiến cắt TSM, cắt rách…
– Có sử dụng thuốc giảm đau
– Theo dõi sức khoẻ ngưòi mẹ: tần suất đo mạch, huyết áp, thân nhiệt…
– Theo dõi sức khoẻ con: tần suất nghe tim thai
– Phương tiện chăm sóc con ngay sau đẻ
3. Lập kế hoạch chăm sóc
(1) Chuyển thai phụ sang phòng đẻ. Thời điểm
+ Con dạ: Cuôi giai đoạn mỏ (lúc chuyển tiếp của giai đoạn 1 và 2)
+ Con so: ỏ đầu giai đoạn 2
+ Có thể dìu sang phòng đẻ hoặc chuyển bằng cáng nêu cần
(2) Tổ chức kíp đỡ đẻ: Tối thiểu 2 người, người phụ phải cần biết giúp người chính những việc gì. Phải mang khẩu trang, mặc áo, mũ y tế khi các hộp vô khuẩn đã mở nắp.
(3) Sắp sẵn các phương tiện đỡ đẻ, đặt đúng vị trí
(4) Kiểm tra các phương tiện ủ ấm sơ sinh, hơ ấm trưóc tã lót khi trời lạnh
(5) Vận hành thử, kiểm tra các phương tiện chữa ngạt sơ sinh.
(6) Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài trước và sau thăm trong. Thay vải hoặc ni lông sau mỗi lần rửa
(7) Theo dõi thể trạng ngưòi mẹ, các dấu hiệu sông
+ Mạch
+ Huyết áp
+ Thân nhiệt
+ Hô hấp
– Nếu các thông số tốt, ít nhất một lần trước, một lần ngay sau đỡ đẻ.
– Kiểm tra lại ngay nếu thấy sản phụ khó thở, tím tái
(8) Có cần hỗ trợ sức rặn (khi rặn yếu)
(9) Có cần giảm đau (khi cắt TSM)
(10) Người đỡ: rửa tay, đi găng.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
– Mười nội dung của kế hoạch chăm sóc cần được thực hiện trong trường hợp cụ thể
– Đối với bước (1) tuỳ mức độ có thể để thai phụ tự đi, dìu, bế, cáng…
– Đối với bước (2) trường hợp chỉ có 1 nhân viên đỡ đẻ, cần sử dụng người nhà
– Các bước từ (3) đến (6) thực hiện theo thường qui
– Đối với bước (7) nên phân công cho người phụ giúp. Nếu chỉ có một người, phải thường xuyên quan sát nét mặt, hô hấp.
– Với các bước (8) và (9): Bình thường không phải can thiệp gì
– Với bước (10) thì người hộ sinh phải có mặt đúng lúc để có thể rửa tay đúng qui cách, tránh trường hợp đi găng đê đỡ bé.
5. Đánh giá
– Tốt: Cuộc đẻ an toàn cho cả mẹ và con, đảm bảo vô khuẩn.
– Chưa tốt: khi mẹ bị chấn thương đường sinh dục gây chảy máu nhiều hoặc con chậm hô hấp
Không có phản hồi