Chu kỳ tế bào và vị trí tác động của các thuốc hóa trị liệu
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
– Pha G1: tổng hợp ARN và protein cần cho tổng hợp ADN.
– Pha S: tổng hợp ADN.
– Pha G2: (tiền gián phân): tổng hợp ARN, topoisomerase I/II.
– Pha M (gián phân): tách đôi thành 2 tế bào con.
– Một số tế bào không phân chia được xếp vào Pha G0 (nghỉ): ít nhạy cảm với hóa trị liệu, chờ cơ hội thuận lợi trở lại chu kỳ tế bào gây tái phát => nguyên nhân thất bại của hóa trị liệu.
Contents
* Các nhóm thuốc chính trong hóa trị liệu điều trị ung thư:
– Kháng chuyển hóa.
– Alkyl hóa.
– Chống phân bào.
– Kháng sinh kháng ung thư.
– Hormon và kháng hormon.
– Nhóm thay đổi đáp ứng miễn dịch.
– Khác.
* Phân loại thuốc theo vị trí tác động trong chu kỳ tế bào:
– Thuốc tác động đặc hiệu theo 1 pha
+ Pha G1: asparangin (nhóm thuốc khác)
+ Pha S: các thuốc kháng chuyển hóa
+ Pha G2: podophyllotoxin (nhóm thuốc chống phân bào), bleomycin (kháng sinh trị ung thư)
+ Pha M: alcaloid dừa cạn, các dẫn chất taxan (đều thuộc nhóm thuốc
chống phân bào)
– Thuốc tác động trên nhiều pha:
+ Các nhóm alkyl hóa, nhóm kháng sinh.
– Thuốc tác động không đặc hiệu trên chu kỳ tế bào
+ Không chỉ tác dụng trên các pha của chu kỳ tế bào mà còn tác dụng lên pha G0. VD: cytarabin (kháng pyrimidin – nhóm thuốc kháng chuyển hóa).
* Đặc điểm các thuốc tác động trong chu kỳ tế bào:
– Thuốc chuyên biệt theo pha:
+ Kháng chuyển hóa, tác động trên pha S => tác dụng và độc tính phụ thuộc lịch trình
+ Liều cao, thời gian tiếp xúc ngắn (theo nhịp), khoảng cách 2 đợt dài.
Vd: liều cao 1 ngày, sau 7-10 ngày mới dùng tiếp
+ Hiệu quả với ung thư máu, ung thư có hệ số phân chia lớn
+ Độc tính chủ yếu trên tủy xương
– Thuốc không chuyên biệt theo pha:
+ Tác động lên cả tế bào đang phân chia và không phân chia => tác dụng và độc tính phụ thuộc liều
+ Độc tính quan trọng ngoài tủy xương.
= Hiệu quả trên ung thư rắn có hệ số phân chia thấp.
* Phân loại thuốc trị ung thư theo CCTD:
– Nhóm kháng chuyển hóa: có cấu trúc tương tự các chất nội sinh => ức chế cạnh tranh hoặc ức chế tổng hợp purin, pyrimidin, acid folic (các chất quan trọng để tổng hợp acid nucleic)
– Nhóm alkyl hóa: tạo ra gốc alkyl => liên kết cộng hóa trị với guanin ở vị trí N7 của cả 2 mạch phân tử ADN hoặc giữa 2 phân tử trên cùng một mạch => ngăn cản tách đôi, sao chép => ức chế tổng hợp AND, ARN => tế bào ung thư không nhân lên được, không phát triển được. Ngoài ra, nhóm này còn có tác dụng ức chế miễn dịch.
– Nhóm chống phân bào: gắn chọn lọc vào các tubulin => ngăn dime tubulin tập hợp thành cấu trúc vi ống (là thành phần quan trọng của thoi gián phân)=> tan rã thoi gián phân, ức chế sự tách đôi của các NST => tế bào ung thư bị
tiêu diệt.
– Nhóm kháng sinh: thường xen vào giữa phân tử AND hoặc tạo liên kết chéo giữa 2 phân tử ARN, gây tổn thương AND => ức chế phân chia tế bào.
– Nhóm hormon và kháng hormon: ức chế bài tiết hoặc đối kháng tác dụng hormon.
– Nhóm thay đổi đáp ứng miễn dịch: nhiều thuốc với các cơ chế khác nhau: interferon kích thích tế bào NK của lympho bào và kích thích hoạt tính diệt khối u của bạch cầu đơn nhân. Interleulin kích thích miễn dịch ức chế sự tăng trưởng và lan truyền của khối u.
Không có phản hồi