Chuẩn bị cho người mẹ và sơ sinh khi đẻ thường
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
1. Tôn trọng quyển sản phụ:
– Được chọn nơi đẻ.
– Được chọn người đõ.
– Được yêu cầu có người nhà chăm sóc (tất nhiên vối số lượng hạn chế và cũng phải được trang phục như cán bộ y tể).
– Được kín đáo riêng tư (các cửa phải có rèm che).
– Được tôn trọng tập tục của các địa phương.
2. Về tinh thần: Tư vấn khi chuyển dạ
– Trong cuộc đẻ phải chờ đến kết thúc mói có thể nói là thường hay bất thường nhưng phần lớn có thể tiên lượng qua các thông số khi thăm khám và theo dõi chuyển dạ.
– Nếu biết được mình sẽ đẻ thường thì sản phụ sẽ dễ dàng đương đầu với cuộc đẻ hơn. Đó là những nội dung tư vấn mà người hộ sinh phải làm khi theo dõi chuyển dạ.
3. Vệ sinh thân thể
– Nên tắm rửa và mặc đồ sạch. Tốt nhất là mặc đồ của nhà hộ sinh.
– Rửa âm hộ trước và sau mỗi lần thăm trong.
– Rửa xong thay tấm lót trải dưới (có thể là ni lông hoặc vải).
– Thông tiểu: chỉ làm khi bàng quang đầy mà thai phụ không tự đi tiểu được (dùng xông cao su mềm).
– Đại tiện: nếu thai phụ còn ở pha tiềm tàng, có thể kích thích đại tiện bằng bơm Microlax – khi đẻ sẽ không có phân ra theo (về thụt tháo: nhiều người cho rằng cách làm này hơi phức tạp với một người chuyển dạ đẻ, và khi rặn thường có nước thụt ra theo).
– Cạo lông: Không làm vì không cần thiết cho một cuộc đẻ thường. Mặt trái là khi cạo có thể xưóc da, tạo đường xâm nhập cho vi khuẩn.
4. Ăn uống
– Thai phụ có thể ăn uống theo nhu cầu. Tránh ép ăn nhiều để lấy sức rặn. Trong trường hợp có nguy cơ đẻ khó thì cần hạn chế ăn nhiều, vì khi mổ nguy cơ thức ăn trào ngược sẽ rất nguy hiểm.
5. Vận động
Thai phụ có thể nằm, đứng, ngồi,đi lại, theo nhu cầu. Tránh nằm ngửa đầu thấp sẽ làm cho máu đến tử cung ít nhất và sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai. Tư thê nằm nghiêng trái được khuyên dùng vì ở tư thế này tĩnh mạch chủ bụng không bị chèn ép máu sẽ đến tử cung nhiều hơn.
6. Phương tiện chuyển viện (khi cần)
– Vấn đề này được đặt ra cho những tuyến đỡ đẻ không có mổ, cần đưa sẵn tình huống nếu có yêu cầu cần chuyển thì chuyển bằng gì, những ai sẽ đi theo, chuyển đến đâu. Kinh phí chuyển tuyến và viện phí cần thiết khi xảy ra đẻ khó, nhò đó sẽ giảm được các tai biến do chậm chuyển.
7. Đó dùng cho mẹ và con sau sinh
– Cho mẹ: Quần áo sạch, băng vệ sinh sạch. Tốt nhất nhà hộ sinh cung cấp băng và hấp tiệt khuẩn.
– Cho con: Mũ, áo, tã lót, sắp sẵn và cân sẵn, bé sinh xong có thể mặc áo quần lót để giữ ấm trước khi cần.
8. Người nhà
– Ở các cơ sỏ đỡ đẻ thường người nhà giúp được nhiều việc:
+ Chăm sóc sản phụ về vệ sinh ăn uống.
+ Nâng đỡ, động viên khi đau đẻ.
+ Có thể phụ giúp ngươi hộ sinh một số việc như: kích thích đầu vú, để tăng cơn co, phụ giúp khi người đỡ đẻ chỉ có một mình như tình trạng phổ biến ở các trạm y tế xã hiện nay.
– Giúp chuyển viện nhanh chóng.
+ Do đó, người hộ sinh cần hướng dẫn và hợp tác vối người nhà trong quá trình theo dõi cuộc chuyển dạ.
Không có phản hồi