Cơ chế bong rau
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuôc đẻ. Đây là giai đoạn ngắn nhất của thời kỳ chuyển dạ, trung bình là 15-20 phút bắt đầu từ sau khi thai nhi đã sổ hoàn toàn đến khi rau ra.
Tuy ngắn nhưng trên 60% tử vong bà mẹ lại xảy ra ở giai đoạn này, chủ yếu do băng huyết mà phần lớn có thể khắc phục được nếu có sự theo dõi chăm sóc và xử trí tốt.
Cơ chế bong rau
a. Cơn co tử cung
– Sau sổ thai, tử cung có một thời gian từ 3 – 5 phút nghỉ ngơi sinh lý. Tiếp theo cơn co tử cung xuất hiện khoảng 2 phút 1 cơn co.
– Cơn co làm cho bánh rau bong khỏi chỗ bám và đẩy bánh rau xuống đoạn dưới và xuống âm đạo để sổ ra ngoài. Thông thường người hộ sinh không phải can thiệp gì vể cơn co đốì vói giai đoạn 3, nhưng nếu đang cho đẻ chỉ huy thì cần duy trì dây truyền đến khi rau sổ xong.
– Trong đỡ rau tích cực người hộ sinh có thể tiêm 5 đơn vị oxytocin vào bắp (thời điểm xem chi tiêt ở mục đỡ rau tích cực ) để rút ngắn giai đoạn 3 xuống còn 5-10 phút
b. Cơ chế bong rau từ giữa (số kiểu màng)
– Cơ tử cung vối 3 lớp: cơ vòng, cơ đan, cơ dọc có sức co mạnh làm buồng tử cung thu nhỏ lại, thành tử cung dày lên, bánh rau do đó củng bị ép lại nhưng không thể co nhỏ bằng thành tử cung. Do đó diện bám của bánh rau
vào thành tử cung bị tách ra là vùng giữa của bánh rau và nơi tách là lớp xốp của màng rụng (ngoại sản mạc).
– Từ điểm tách máu sẽ chảy ra thành cục sau rau, khi to lên cục máu lại có tác dụng thúc đẩy bánh rau bong rộng hơn. Cứ thế rau bong từ giữa cho đến rìa.
– Mặt bánh rau về phía con (mặt có dây rốn và màng ổi) được đẩy ra trước trong khi rau đi xuống đoạn dưới và cũng là diện xuất hiện trước tiên khi rau sổ. Vì thế, cơ chế RAU BONG từ giữa ta có kiểu sổ rau mặt phía con, còn gọi là sô kiểu màng ối).
– Căn cứ theo tên của người giải thích của cơ chế này, các sách của Anh, Nga gọi là sổ kiểu Achultz, sách của Pháp gọi là sổ kiểu Baudelocque. Người hộ sinh có thể nhận biết dễ dàng khi thấy một mặt nhẵn hơi xanh ra trước
c. Cơ chế bong rau từ rìa (sổ kiểu múi)
– Bánh rau bám ở các phần cao và thấp của thành tử cung, ở phần cao cơ dày nên sức co rút mạnh hơn. Phần dưới mỏng, sức co kém hơn nên trong mỗi cơn co rìa bánh rau bị kéo lên và bong trước.
– Tại nơi bong cũng có máu chảy nhưng không hình thành được cục máu sau rau mà ra thẳng ở âm đạo. Cứ theo cơ chê ấy rau bong dần từ dưới lên và khi đã bong hết nó không lộn như bong từ giữa mà tự xuống theo trọng lượng.
– Cách bong này lâu, chảy máu và dễ sót rau hơn. Các tài liệu gọi là sổ kiểu Duncan. Khi rau sô ra mặt có múi rau sẽ ra trước, do đó gọi là sổ kiểu múi.
Không có phản hồi