Cơ chế đẻ trong ngôi chỏm kiểu thế trái sau
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Một số kiến thức về cơ chế đẻ trong ngôi chỏm kiểu thế trái sau cần lưu ý:
1. Xác định vị trí các mốc:
– Chẩm ở vị trí 4h30
– Trán ở vị trí 10h30
– Bướu đỉnh trưóc ở vị trí lh30
– Bướu đỉnh sau ở vị trí 7h30
– Vai trưốc ở vị trí lh30
– Vai sau ở vị trí 7h30
2. Diễn biến trong cơ chế đẻ
a. Lọt:
– Đường kính trước sau của đầu thai nhi song song với đường kính chéo phải của khung chậu người mẹ
– Đường kính ngang của đầu thai nhi song song với đường kính chéo trái của khung chậu người mẹ
– Đầu cúi: ở kiểu thế này không giúp đầu cúi tốt, đường kính trưốc sau của đầu thu nhỏ kém, làm đầu lọt chậm (đó là khó kh ăn thứ nhất của kiểu thế trái sau)
– Tiếp đó đầu lọt chính thức và xuống theo hướng đã lọt
b. Tới eo giữa ( quay) có 2 khả năng
– Quay 135 độ ngược chiều kim đồng hồ về chẩm mu, thời gian quay chậm và dễ bị dừng lại ở vị trí trái ngang (đó là khó khăn thứ hai của kiểu thế trái sau)
– Quay 45 độ theo chiều kim đồng hồ về chẩm cùng, kiểu thế trái sau hay quay vê chẩm cùng hơn phải sau.
c. Tới eo dưới
– Sổ chẩm mu với 2 thì: cúi cho chẩm sổ, ngửa cho mặt sổ. Đường kính sổ của đầu là dưới chẩm – trán 10,5 cm.
– Sổ chẩm cùng với 3 thì: ngửa cho trán sổ, cúi cho chẩm sổ rồi lại ngửa cho mặt sổ. Đường kính sổ của đầu là chẩm trán 11,5 cm (đó là khó khăn thứ ba của kiểu thế trái sau)
d. Hiện tượng uốn khuôn
– Đường kính trên chẩm cằm bị kéo dài ra
– Bướu thanh huyết ở phía trước của đỉnh phải
Không có phản hồi