Con đường đông máu ngoại sinh
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Xảy ra do máu tiếp xúc với yếu tố tổ chức (tissue factor= TF).Con đường đông máu ngoại sinh xảy ra rất nhanh do việc các bước hoạt hoá để tạo ra thrombin ngắn và trực tiếp hơn so với con đường đóng máu nội sinh.
a) Phức hợp yếu tố tổ chức – yếu tố VII, (T F – VIIJ:
– Do TF có ái tính cao với yếu tố VII, cho nên khi có tổn thương mạch máu, với sự có mặt của ion calci thì TF và VII kết hợp với nhau đế tạo nên một phức hợp đẳng phân, ở đây TF hoạt động như một đồng yếu tố.
– Nhờ sự kết hợp này mà yếu tố VII được hoạt hoá thành serin protease (Vila). Phức hợp TF- Vila lại có thể xúc tác để chuyển VII thành Vila (tự hoạt hoá) đê khuyếch đại, nhờ đó mà phức hợp TF – Vila ngày càng tạo ra nhiều hơn.
b) Hoạt hóa yếu tố X và yếu tố IX:
– Phức hợp yếu tố tổ chức và Vila (TF-VIIa) có thể xúc tác để hoạt hoá được cả yếu tố X và yếu tố IX, tuy nhiên ái tính đối với X hay IX là phụ thuộc vào nồng độ của TF
– Khi nồng độ TF cao thì phức hợp TF-VIIa sẽ hoạt hoá trực tiếp yếu tố X. Ớ đăy TF giữ vai trò đồng yếu tô gia tốc cho sự hoạt hoá này.
– Khi nồng độ TF thấp thì phức hợp TF-VIIa sẽ hoạt hoá yếu tố IX (vì yếu tố IX thích họp hon yếu tố X).
– Yếu tố IXa, với sự hiện diện của phospholipid từ các tiểu cầu hoạt hoá và ion calci, sẽ tạo hợp với villa để tạo nên một phức hợp đẳng phân.
– Phức hợp này sẽ hoạt hoá X thành Xa. Yếu tô villa ở đây được hoạt hoá nhờ một sự tiêu protein nhẹ đê tách trung tâm ra tạo thành hai tiểu đơn vị nối với nhau theo cách không đổng hoá trị với sự có mặt cúa ion calci. Sự phân tách này còn được xúc tác bời Xa hay thrombin (lia) ngay cả khi Xa và IIa mới chi ờ dạng vết, nhờ đó mà mớ rộng được quá trình hoạt hoá.
– Đến đây phức hợp Xa-Va với sự có mặt cùa ion calci và phospholipid sẽ hoạt hoá II thành lia (thrombin).
*Lưu ý: Nóị về vai trò của thrombin. Yếu tố thrombin (lia) giữ một vai trò cực. kỳ quan trọng đối với hoạt động cầm máu, đông máu và tiêu fibrin trong sinh lý và cá trong bệnh lý.
– Nó tham gia hoạt hoá rất nhiều chất, cũng như xúc tác cho nhiều quá trình khác nhau. Cụ thể: Trong sinh lý:
+ Trong cầm máu thrombin là một chất gây ngưng tập tiếu cầu rất mạnh.
+ Thrombin xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.
+ Đồng thời cũng xúc tác chuyến XIII thành XlIIa, giúp cho ổn định sợi huyết.
+ Thrombin có tác dụng phản hồi đê xúc tác V thành Va, VIII thành Villa và XI thành x ía nhò’ đó mà mó’ rộng hoạt động đông máu theo con đường nội sinh.
+ Thrombin còn hoạt hoá được VII thành Vila trong con đường đóng máu ngoại sinh.
+ Mặt khác thrombin có tác dụng giới hạn sự lan rộng cùa quá trình đông máu, hạn chế hoạt động của chính nó qua việc hoạt hoá protein c.
+ Thrombin thúc đẩy sự chuyến plasminogen thành plasmin do việc khi gắn vào tế bào nội mạc sẽ kích thích sự phóng thích t-PA.
– Trong bệnh lý:
+ Qua trung gian của một thụ thể đặc hiệu, thrombin tương tác không những với tiếu cầu mà với nhiều loại tế bào khác nữa; nhờ đó mà nó có vai trò nhất đinh đòi với quá trình viêm, đối với việc hoá hướng động cua các tế bào máu; cũng như sự tăng sinh các tế bào máu và sự tạo mạch máu.
+ Thrombin có liên quan chặt chẽ với bệnh sinh huyết khối, xơ vữa động mạch, cũng như những diễn biến di căn và trong một số thoái hoá của hệ thần kinh.
Không có phản hồi