Đại cương về cơ chế đẻ
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Nghiên cứu cơ chế đẻ là nghiên cứu cách các phần lớn nhất của thai nhi (đầu và vai) đi qua các phần hẹp nhất của khung chậu (eo trên, eo giữa và eo dưới) như thế nào. Khi các phần của thai nhi đi qua eo trên là lọt, đi trong tiểu khung là xuống và quay, khi qua eo dưới là sổ.
1. Đại cương về cơ chế đẻ:
* Đối với thai nhi:
– Phải thu hẹp kích thước khi đi qua khung chậu.
a. Đầu:
– Chiều trước sau ( là chiều lớn nhất của đầu).
– Không cúi = Chẩm – Trán ll,5cm.
– Cúi vừa = Dưới chẩm – Trán 10,5cmẻ
– Cúi hết = Dưới chẩm – Thóp trưóc 9,5cmẳ
– Nếu tương xứng vói khung chậu, đầu chỉ cần cúi vừa.
– Ở chiều ngang thì khoảng cách ngang giữa 2 đỉnh là 9,5cm
– Bình thường không cần thu hẹp vì không có đường kính nào của eo trên (và cả của khung chậu) nhỏ hơn 10,5 cm, hai bướu đỉnh sẽ cùng qua eo trên bằng cách lọt đối xứng.
– Khi có khó khăn:
+ Một bướu đỉnh lọt trước là lọt không đốì xứng, nếu bướu đỉnh trước lọt trước, gọi là lọt không đối xứng trước, nếu bướu đỉnh sau lọt trước gọi là lọt không đốì xứng sau.
+ Khi đầu lọt không đối xứng, đường kính ngang sẽ là đỉnh – Thái dương nhỏ hơn 9,5 cm.
+ Chồng xương: Là một cách ép nhỏ đường kính ngang. Lọt càng khó, mức độ chồng xương càng nhiều ( độ 1 = khít xương, độ 2 = chồng lỏng, độ 3 = chồng chặt)
b. Vai:
– Bình thường đưòng kính 2 mỏm vai 12cm, qua cơ chế ép, 2 mỏm vai chỉ còn là 9,5cm cho nên lọt vai không khó bằng đầu.
– Đối với khung chậu
+ Chủ yếu là chọn hướng lọt, hướng xuống, các khốp mu cùng chậu tuy được coi là bán động nhưng củng không có tác dụng gì đáng kể trong cơ chế đẻ
c. Với eo trên:
– Có 2 cặp đường kính:
+ Cặp ngang – trước sau.
+ Cặp hai đường kính chéo.
– Hướng lọt theo hai đường kính chéo rộng hơn và đây là hướng lọt bình thường của đầu thai nhi.
c. Với eo giữa:
– Tại eo giữa đường kính trước sau rộng nhất và đường kính ngang (hai gai hông) hẹp nhất. Sau khi lọt và xuống đến eo giữa, đầu phải quay cho chiều trước sau của đầu từ hướng chéo (khi lọt) ra hưóng trưóc sau của khung chậu. Việc quay của đầu được thực hiện nhờ cơn co tử cung và mặt phẳng nghiêng của các cơ đáy chậu.
d. Với eo dưới:
– Tại eo dưới chiều ngang (giữa 2 ụ ngồi) cũng là chiểu hẹp nhất và chiều trưóc sau cũng là rộng nhất để đường kính trưốc sau của đầu sổ ra ngoài. Tuy thế khi sổ đầu và cả vai nữa đều phải theo một nguyên tắc là sổ 2 thì: với đầu là chẩm ra trước, trán ra sau để giảm thêm đường kính của đầu . Khi sô vai thì vai trước ra trước, vai sau ra sau.
Không có phản hồi