DDH, phổ TD, cơ chế, TDKMM của cephalosporin
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Cơ chế:
+ Giống penicilin. Cũng bị kháng tương tự penicillin, có cơ chế kháng chéo với penicillin. Xem thêm tại: Tìm hiểu về penicilin
* Phổ tác dụng:
– Tác dụng chủ yếu trên Gram +. Hiệu lực không đáng tin cậy, yếu hơn so với Pen.
– Tác dụng được trên 1 số VK Gram –, mở rộng hơn Pen A. Cần có kênh Porin ưa nươc để dẫn thuốc vào. Càng về thế hệ cao hơn thì hiệu lực càng nghiêng về phía Gram âm.
– Tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí: Chú ý tới Gram + kỵ khí Clostridium
difficile (khó diệt).
=> Đây là một trong những TDKMM nghiêm trọng của Cepha, gây mất cân bằng và làm vi khuẩn này phát triển rất mạnh. Gây ra viêm đại tràng giả mạc. Thế hệ 3 dùng đường tiêm cũng có thể bị.
– Chỉ định: Ngừng thuốc gây viêm đại tràng giả mạc, sử dụng metronidazole để diệt clostridium dificile.
* Dược động học:
– Hấp thu: khác nhau tùy thế hệ.
– Phân bố:
+ Ngấm tốt vào các mô
+ Khả năng xâm nhập vào dịch não tủy tốt. Tăng dần từ thế hệ I đến thế hệ III. (trong thế hệ II thì Cefutoxim tác dụng này cao nhất, nhưng yếu hơn thế hệ III).
– Chuyển hóa: Hầu như không chuyển hóa. Thải trừ ở dạng còn nguyên hoạt tính. (trừ một vài thuốc như cephalothin, cefotaxim, cephapirin).
=> Có thể ứng dụng để trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu/mật.
– Thải trừ: Chủ yếu qua thận
+ Ứng dụng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
=> Probenecid (tăng thải trừ acid uric) làm chậm thải trừ => Phối hợp thuốc để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– TDKMM: Gây độc thận (viêm thận kẽ)
+ Chú ý ở bệnh nhân suy thận, cần hiệu chỉnh lại liều.
+ Một số thuốc không qua thân mà thải trừ qua mật: Cefoperazon, Cefpiramid. => điều trị nhiễm khuẩn đường mật.
– Từ thế hệ I => thế hệ III: TDKMM là gây rối loạn đông máu tăng dần. Lý do thứ nhất là vì có nhóm methylthiotetrazol làm giảm prothrombin => rối loạn đông máu, hoặc lý do thứ hai là vì ức chế hệ vi khuẩn đường ruột => làm các vi khuẩn giúp hấp thu vitamin K trong đường tiêu hóa bị giảm nhiều, mà viK có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu (nhân tố 13) (trẻ em tiêm viK để ngừa chảy máu) => thiếu viK => chảy máu. (nhất là
chảy máu cam). => khắc phục bằng cách dùng vitamin K. Ngoài ra gây hội chứng như disulfỉam nên tránh uống rượu và đồ uống có cồn khi dùng thuốc.
* Phân loại:
– Thế hệ I: Gr(+) > Gr(-), thải trừ qua thận dạng còn nguyên.
+ Chủ yếu dùng để dự phòng: Cephalexin (ít dùng vì t1/2 quá ngắn), Cefadroxil (thức ăn không ảnh hưởng, t1/2 dài hơn). Dùng dự phòng trong phẫu thuật có Cefazolin, Cephapirin.
– Thế hệ II: Gr(+) = Gr(-), thải trừ qua thận dạng còn nguyên, có liên kết với protein rất cao => tương tác thuốc.
+ Cefaclor (uống lúc đói do ảnh hưởng của thức ăn)
+ Cefutoxim (chế phẩm Zinnat, vào được dịch não tủy tốt), tuy là tốt nhất trong nhóm thế hệ II, nhưng vẫn kém thế hệ III và độ an toàn cũng kém hơn, nên không dùng trong viêm màng não mà thay bằng thế hệ 3.
– Thế hệ III: Gr(+) > Gr(-), một số có chuyển hóa ở gan, thải trừ qua thận + mật
+ Ngày nay được sử dụng nhiều nhất. Chiếm 80% kháng sinh Cepha (Cepha lại chiếm 80% tổng số KS). Trong đó chú ý:
=> Cefotaxim: dạng chuyển hóa là deacetyl cefotaxim vẫn còn tác dụng như chất mẹ. Dùng rất hiệu quả, an toàn. Hay dùng tại viện nhi. Nhược điểm là thường chế phẩm dạng thuốc tiêm.
=> Ceftriazon (kháng sinh quả táo): Đào thải có tính bù trừ, t1/2 dài. Điều trị đặc hiệu bệnh lậu cầu. (đặc biệt là cho nam, vì lậu ở nữ thường không biểu hiện). Tiêm bắp 1 liều duy nhất 250mg là khỏi. Tuy nhiên ngày nay do sd bừa bãi => kháng thuốc rất nhiều.
– Cefoperazon thải trừ qua mật nên có thể trị NK mật.
– Ceftazidim trị được Pseudomonas tốt (phối hợp với AG sẽ giảm được liều 48 lần từ 6g/h xuống 1g/8h). Nên sử dụng Ceftazidim để điều trị Pseudomonas.
– Cefixim tương tự Cefotaxim nhưng t1/2 dài hơn và có thể uống được, khắc phục nhược điểm của cefotaxim.
– Thế hệ 4: Cefepim có phổ rộng, kháng được enzym, và tác dụng tốt. Nhược điểm là phải tiêm (ít hấp thu đường uống), qua được HRMN, thải trừ ở thận.
– Ngày nay bị sử dụng bừa bãi => kháng thuốc.
* TDKMM:
– Tổng kết lại thì có 1 số TDKMM + tương tác như sau:
+ Gây viêm đại tràng giả mạc
+ Chậm thải trừ bởi probenecid
+ Thải trừ ở dạng còn nguyên vẹn qua thận (2 thuốc cefoperazon, cefpiramid qua mật) => hiệu chỉnh liều suy thận
+ Gây độc thận (viêm kẽ thận)
+ Gây rối loạn đông máu
Không có phản hồi