DDH, phổ TD, cơ chế, TDKMM của Cotrimoxazol
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
– Co-trimoxazol là kháng sinh hỗn hợp gồm 2 chất: trimethoprim (dẫn chất pyrimidin) và sulfamethoxazol (sulfamid).
– Tỉ lệ phối hợp: Trime: Sulfa = 1:5
– Cả 2 chất đều có tác dụng kìm khuẩn với cơ chế kháng chuyển hóa (ức chế
tổng hợp acid folic – là một chất quan trọng để vi khuẩn tồn tại và phát triển
được):
+ Trimethoprim: ức chế enzym dihydrofolat reductase
+ Sulfamethoxazol: ức chế enzym dihydrofolat synthetase.
+ Là 2 enzym xúc tác 2 giai đoạn liên tiếp và quan trọng nhất khi VK tổng hợp a.folic.
+ Cả 2 kháng sinh chỉ làm cho vi khuẩn thiếu a.folic chứ không chết
+ Chỉ có tác dụng kìm khuẩn chứ không có tác dụng diệt khuẩn.
– Nếu dùng riêng rẽ hai thuốc thì cả 2 thuốc chỉ có tác dụng kìm khuẩn, nhưng khi phối hợp với nhau sẽ gây ra tác dụng diệt khuẩn do ức chế đồng thời 2 khâu liên tiếp tổng hợp a.folic. Hơn nữa sulfamethoxazol còn làm tăng tác dụng của trimethoprim bằng việc giảm lượng acid dihydrofolic canh tranh trên enzym dihydrofolat reductase (chính vì vậy mà lượng sulfa nhiều gấp 5 lần lượng trime).
– Dược động học:
+ Hấp thu: cả 2 thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng cao ~ đường tiêm.
+ Phân bố: phân bố rộng đến mọi vị trí cơ thể, kể cả dịch não tuỷ.Tri có khả năng tan trong lipid cao hơn sulfa nên có thể phân bố lớn hơn. Cũng nhờ tính chất như vậy nên nồng độ tri trong huyết tương thấp hơn sulfa (càng phân bố cao thì nòng độ trong huyết tương càng thấp) => tỉ lệ 1:20 = tri:sulfa trong huyết tương là nồng độ tối ưu thuốc thể hiện tác dụng.
+ Chuyển hóa: chuyển hóa ở gan
+ Thải trừ: thải trừ ở thận dạng nguyên vẹn/đã chuyển hóa.
+ Cần hết sức chú ý khi sử dụng ở người suy gan, suy thận => hiệu chỉnh lại liều theo chức năng cơ quan.
– Phổ tác dụng và cơ chế: Có phổ rất rộng, tác dụng lên các vi khuẩn ưa khí Gr(-) và Gr(+): tụ cầu, phế cầu, liên cầu, trực khuẩn than, lậu cầu, E.coli,… Các vi khuẩn kháng thuốc là enterococcus, vi khuẩn kỵ khí,…
– Chỉ định: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm (trong phổ của thuốc)
+ NK tiết niệu, sinh dọc
+ NK hô hấp, viêm phế quản, viêm xoang,..
+ NK tiêu hóa.
– TDKMM: Thường là do sulfa gây ra:
+ Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi
+ Thận: viêm kẽ thận, sỏi thận (sỏi sulfa kết tủa)
+ Da: ban da, mụn nhọt,…
+ Máu: thiếu máu do hồng cầu thiếu a.folic
=> Không dùng với người thiếu G6PD
+ Tiêm TM có thể gây viêm TM.
– CCĐ: người suy gan, thận, thiếu máu hồng cầu to, mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non (do thuốc phân bố rất rộng, qua nhau thai, sữa, não,…lại có độc tính trên máu nên,…)
Không có phản hồi