DDH, phổ TD, cơ chế, TDKMM của thuốc Imipenem
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
– Về dược động học:
+ Hấp thu: dùng đường tiêm tĩnh mạch vì không hấp thu theo đường tiêu hóa.
+ Phân bố: tốt, vào mọi nơi
+ Thải trừ qua thận
+ Là kháng sinh có phổ rộng nhất trong các loại betalactam hiện nay.
+ Được sử dụng trong các trường hợp NK cơ hội, NK kháng thuốc và NK bệnh viện
=> Chỉ được sử dụng cuối cùng. (Nhưng thực tế thì hiện nay người dân sử dụng nó rất bừa bãi)
* Câu hỏi:
+ Tại sao phải sử dụng cuối cùng? Là vì phổ của imipenem quá rộng, phù hợp để điều trị các bệnh NK nặng, NK hỗn hợp. Nó đồng thời cũng là một thuốc mới. Mà người dân thì có xu hướng thấy gì tốt là dùng nên sử dụng rất bừa bãi.
– Theo đúng như nguyên tắc sử dụng kháng sinh và thực tiễn, cần phải sử dụng thuốc này một cách hạn chế. Nếu sử dụng bừa bãi, sẽ tăng nguy cơ vi khuẩn sinh cơ chế đề kháng với loại thuốc này lên rất cao. Điều đó đồng nghĩa chúng ta sẽ mất đi thêm 1 thuốc.
– Được sử dụng phối hợp với Cilastatin. Vì Imipenem thải trừ qua thận nhưng cũng rất bị enzym pepsidase ở ống thận phân hủy tạo thành chất chuyển hóa độc với thận. Do đó cần sử dụng thêm Cilastatin là chất ức chế enzym pepsidase này. Sẽ giảm TDKMM của imipenem trên thận. Đồng thời cũng kéo dài thời gian bán thải cho
thuốc (Meropenem cùng nhóm nhưng bền với enzym pepsidase hơn).
– TDKMM:
+ Độc với thận (…phối hợp vs cilastatin), hạ huyết áp, đánh trống ngực, độc thần kinh…
+ Lưu ý, không trộn cùng với thuốc khác trong ống tiêm vì dễ bị mất hoạt tính bởi pH acid/kiềm. (penicillin cũng vậy, có tính acid nên không trộn với kiềm như gentamycin).
Không có phản hồi