Đối tượng cần khống chế nhiễm khuẩn trong sản khoa
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1. Dụng cụ:
* Có 5 chất liệu thường dùng:
– Kim loại: kẹp, kéo, dao mổ…
– Vải: bông, băng, gạc.
– Cao su: găng tay, ống thông tiểu, ông hút nhót…
– Nhựa: dây hút (giác hút), kẹp rốn, bơm tiêm.
– Thuỷ tinh: bơm tiêm.
Tốt nhất và trong điều kiện có thể chỉ nên dùng một lần (loại đã được triệt khuẩn) và bao gói theo phương pháp công nghiệp.
2. Thầy thuốc:
– Cần không chế nhiễm khuẩn từ thầy thuốc sang sản phụ và ngược lại.
– Quan trọng nhất là bàn tay sạch (rửa tay, đi găng) khi làm thu nếu đầy đủ phải có mũ, áo, khẩu trang, tạp dề, ủng, kính bảo vệ mắt (để bảo vệ thầy thuốc).
3. Sản phụ:
– Quan trọng nhất là giữ cho vùng đẻ, vùng mổ sạch.
4. Môi trường: phòng đẻ sạch
– Vị trí: Phòng đẻ đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh xa nơi lây nhiễm như nhà bếp, nhà vệ sinh, khoa truyền nhiễm.
– Nền, tường không thấm nước để có thể rửa được bằng nước và xà phòng, có hệ thống kín dẫn nước thải.
– Trong phòng không dùng quạt trần, mà dùng quạt bàn hoặc điều hòa nhiệt độ.
– Các cửa sổ phải có kính mờ cao hơn sàn nhà 1,5 m, nếu không có kính phải có lưới che hoặc vải xô tránh ruồi muỗi bay vào.
– Khi không có sản phụ đẻ phải đóng kín tuyệt đổĩ, không làm việc khác trong phòng đẻ.
– Bàn đẻ luôn sạch sẽ, có thể nâng cao hoặc hạ thấp phần trên để thích hợp với tư thế của sản phụ trong từng giai đoạn của cuộc đẻ.
– Sau mỗi ca đẻ, phải thay tấm lót bàn, lau chùi sạch sẽ tấm trải bàn, rồi mới tiếp tục sử dụng.
– Bục lên xuống dành cho sản phụ phải chắc chắn, tránh ngã sản phụ.
– Phòng đẻ phải được rửa hàng tuần (nền, tường) bằng các loại dung dịch sát khuẩn, chiếu đèn cực tím đê khử trùng. Sau mỗi ca đẻ, phải lau sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn.
– Phải có guốc dép đi riêng trong phòng đẻ.
Không có phản hồi