Những hiểu biết về Aminoglycoside
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
* Sự đề kháng kháng sinh
– Kháng Aminoglycoside xuất hiện thông qua các cơ chế:
1) Hệ thống bơm đẩy thuốc ra khỏi tế bào.
2) giảm hấp thu thuốc và/hoặc
3) tổng hợp các enzyme làm thay đổi và bất hoạt thuốc thông qua trao đổi plasmid. Mỗi enzyme nhạy cảm với một Aminoglycosid nhất định, vì vậy kháng chéo có thể không xảy ra.
* Dược động học:
1. Hấp thu: Do tính phân cực cao, bản chất cấu trúc Aminoglycoside là cation lớn nên thuốc không hấp thu được qua đường uống.
Vì vậy, tất cả các Aminoglycoside (trừ Neomycin) bắt buộc phải sử dụng đường tiêm để đạt được nồng độ điều trị trong huyết tương (Chú ý: Neomycin không sử dụng đường tiêm do độc tính trên thận của thuốc, nó chỉ được sử dụng tại chỗ để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da hoặc uống trước khi phẫu thuật trực tràng).
2. Phân bố: Tất cả kháng sinh Aminoglycoside đều có đặc tính dược động học tương tự nhau.
Do bản chất thân nước, nồng độ thuốc tại các mô có thể dưới ngưỡng điều trị và mức độ thấm của thuốc vào hầu hết các dịch trong cơ thể thay đổi thất thường (Chú ý: Khả năng phân bố vào các mô mỡ kém, nên liều dùng Aminoglycoside phải dựa trên khối lượng cơ (lean body mass) chứ không dựa trên khối lượng cơ thể).
Thuốc không đạt được nồng độ điều trị trong dịch não tủy, kể cả khi màng não bị viêm. Đối với các nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, tiêm thuốc trực tiếp vào dịch não tủy có thể được sử dụng. Tất cả kháng sinh trong nhóm đều qua hàng rào nhau thai và có thể gây tích lũy thuốc trong nước ối và huyết tương thai nhi.
3. Thải trừ: Hơn 90% Aminoglycoside được thải trừ ở dạng nguyên vẹn qua nước tiểu. Ở bệnh nhân suy thận có thể xảy ra tích lũy thuốc, do đó cần chỉnh liều phù hợp.
* Tác dụng không mong muốn:
Việc theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương khi điều trị với các thuốc Gentamicin, Tobramycin, Amikacin là bắt buộc để vừa đảm liều điều trị và giảm thiểu độc tính liên quan đến liều. Người cao tuổi là đối tượng dễ bị độc tính trên thận và thính giác.
1.Độc tính trên tai: Độc tính trên tai (tiền đình và thính giác) phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ đỉnh trong huyết tương và thời gian điều trị. Kháng sinh được tích lũy ở nội dịch và ngoại dịch của tai trong.
Thuốc có thể gây điếc không phục hồi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bệnh nhân sử dụng nhóm kháng sinh này đồng thời với các thuốc có độc tính trên tai khác như: Ciplatin, lợi tiểu quai là những đối tượng có nguy cơ cao bị tác dụng phụ này. Chóng mặt cũng có thể xuất hiện (đặc biệt ở những bệnh nhân sử dụng Streptomycin).
2.Độc tính trên thận: Việc hấp thu trở lại Aminoglycoside tại tế bào ống lượn gần sẽ phá vỡ quá trình vận chuyển qua trung gian ion calci. Kết quả là, thận tổn thương từ mức độ nhẹ, suy thận có phục hồi cho đến suy thận nặng, không hồi phục, hoại tử ống thận cấp.
3.Liệt thần kinh cơ: Độc tính này liên quan đến việc tăng đột ngột nồng độ thuốc (VD: truyền tĩnh mạch liều quá cao trong thời gian ngắn) hoặc sử dụng cùng với các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ.
Bệnh nhân bị nhược cơ là đối tượng có nguy cơ cao chịu tác dụng phụ này. Sử dụng ngay lập tức Calci gluconate hoặc Neostigmine có thể làm đảo ngược tình trạng tắc nghẽn là nguyên nhân gây liệt thần kinh cơ.
4.Phản ứng dị ứng: Viêm da tiếp xúc là phản ứng thường gặp khi sử dụng Neomycin bôi ngoài.
Không có phản hồi