NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MARCLORIDE VÀ KETOLIDE
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Dược động học
1. Đường dùng: Dạng base Erythromycin bị phá hủy bởi dịch acid tiêu hóa. Vì vậy thuốc được dùng dưới dạng ester hoặc viên bao tan trong ruột. Tất cả kháng sinh trong nhóm hấp thu tốt sau khi uống. Clarithromycin, Azithromycin và Telithromycin bền với acid dịch vị và hấp thu tốt.
Thức ăn có thể cản trở quá trình hấp thu Erthromycin, Azthromycin nhưng lại làm tăng hấp thu Clarithromycin. Erythromycin và Azithromycin có thể dùng qua đường tĩnh mạch.
2. Phân bố: Erythromycin phân bố tốt vào các dịch trong cơ thể trừ dịch não tủy. Đây là một trong số ít kháng sinh phân bố được vào dịch tuyến tiền liệt, thuốc cũng phân bố được vào đại thực bào. Cả bốn thuốc trong nhóm đều tập trung nhiều ở gan. Clarithromycin, Azithromycin, Telithromycin phân rộng rãi vào các mô.
Azthromycin đạt nồng độ cao trong bạch cầu trung tính, đại thực bào, nguyên bào sợi, tuy nhiên nồng độ thuốc trong huyết tương thấp. Đây là kháng sinh có thời gian bán thải dài nhất và thể tích phân bố lớn nhất trong bốn kháng sinh đang được đề cập.
3. Chuyển hóa: Erythromycin và Telithromycin chuyển hóa mạnh tại gan. Chúng ức chế quá trình oxy hóa một số thuốc do có khả năng tương tác với hệ CytP 450. Tương tác với các thuốc khác xảy ra tại pha chuyển hóa như Theophylin, Statin, thuốc chống động kinh đã được ghi nhận khi dùng chung với Clarithromycin.
4. Thải trừ: Erythomycin và Azithromycin chủ yếu tích lũy và thải trừ qua mật dưới dạng còn hoạt tính. Một phần thuốc được tái hấp thu qua chu trình gan – ruột. Trái lại, Clarithromycin và các chất chuyển hóa của nó được thải trừ qua thận cũng như gan. Trên các bệnh nhân suy thận, thuốc cần được chỉnh liều.
Tác dụng không mong muốn
1. Tác động trên dạ dày: Cảm giác khó chịu ở dạ dày là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của Marcloride và có thể dẫn đến kém tuân thủ điều trị (đặc biệt là với Erythromycin).
Clarithrmycin và Azithromycin ít tác dụng phụ này hơn. Erythromycin liều cao có thể dẫn tới co thắt cơ trơn làm tăng tốc độ tháo rỗng từ dạ dày xuống tá tràng, đây là một tác dụng phụ của thuốc nhưng đôi khi được sử dụng để điều trị liệt dạ dày hoặc liệt ruột sau phẫu thuật.
2. Vàng da ứ mật: Tác dụng phụ này đặc biệt hay gặp ở Erythromycin dạng Estolate (không được dùng tại Mỹ) tuy nhiên nó cũng đã được báo cáo ở các dạng khác.
3. Độc tính trên tai: Sử dụng Erythromycin, đặc biệt ở liều cao có liên quan đến mất điếc tạm thời. Azithromycin có liên quan đến mất thính giác vĩnh viễn.
4. Chống chỉ định: Bệnh nhân suy cần phải thận trọng khi điều trị với Ertthromycin,Telithromycin và Azithromycin vì các thuốc này tích lũy tại gan. Hạn chế sử dụng Telithromycin do độc tính trên gan của thuốc, cần có sẵn các thuốc thay thế.
Thêm vào đó, họ kháng sinh Marcloride và Ketolide có thể kéo dài khoảng QTc và cần sử dụng thận trọng trên các bệnh nhân loạn nhịp hoặc đang sử dụng các thuốc có khả năng gây loạn nhịp.
5. Tương tác thuốc: Erythromycin, Telithromycin và Clarythromycin ức chế phản ứng chuyển hóa tại gan của một số thuốc và có thể gây độc tính do tích lũy các loại thuốc này. Một tương tác thường gặp là tương tác giữa các kháng sinh nhóm này và Digoxin.
Tronng trường hợp này, kháng sinh tiêu diệt một loại vi khuẩn ký sinh đường ruột, loại vi khuẩn này có khả năng bất hoạt Digoxin, hệ quả là Digoxin tái hấp thu nhiều hơn qua chu trình gan – ruột.
Không có phản hồi