Những thành phần khác tham gia vào quá trình đông máu
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
1.Yếu tố tổ chức (tissue factor = TF):
– Đó là một glycoprotein đơn chuỗi, trọng lượng phân tử bằng 42 KD. TF có hầu hết trong các tổ chức, nguyên bào sợi, thành mạch, biếu bì, đặc biệt có nhiều trong não và phổi.
– TF không có trong các tế bào nội mạc. Như vậy TF tạo thành một vỏ bọc vô cùng phong phú xung quanh hệ thống mạch máu; nhưng lại không tiếp xúc được với các thành phần trong máu (tiểu cầu, các yếu tố đông máu..) do bởi sự ngăn cách cúa lớp tế bào nội mạc.
– Chỉ khi có sự tổn thương mạch máu, mới tiếp xúc được với các yếu tố đông máu, lúc ấy TF mới phát huy tác dụng.
– TF có sự kết hợp chặt chẽ với các phospholipid màng, chính sự kết hợp để tạo ra phức hợp TF- phospholipid này đã tạo ra được hoạt tính chức năng của nó.
– Phức hợp TF-phospholipid đã trở thành một đồng yếu tố hoạt hoá yếu tố VII (biến VII thành Vlla-serin protease).
2. Tiểu cầu:
– Tiểu cầu có mang các yếu tố đông máu xung quanh mình tạo ra lớp khí quyển quanh tiểu cầu
– Mặt khác tiếu cầu còn có chứa phospholipid màng; Khi được hoạt hoá các phospho lipid có sự điều chinh, đặc biệt là sự tách của phosphatidyl serin từ các túi nhỏ và di chuyển qua các mặt ngoài của màng tiểu cầu. Do đó mà tạo ra được một bề mặt tiếp xúc và có thể gắn bám được những yếu tố đông máu hơn và tạo ra được các điều kiện tối ưu cho sự tương tác của các yếu tố đông máu.
– Như phần trên đã nói tiểu cầu còn là nơi cung cấp bề mặt tích điện âm cần thiết để hoạt hoá các yếu tố tiếp xúc hoạt động đông máu theo con đường nội sinh.
3. Nội mạc mạch máu:
– Có một vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Nội mạc là nơi có các yếu tố tổ chức (TF), hoạt hoá đông máu theo con đường ngoại sinh.
– Tổ chức dưới nội mạc có chứa các thành phần hoạt hoá tiểu cầu (như collagen, vi sợi..); đặc biệt là qua tiếp xúc để hoạt hoá theo con đường nội sinh.
– Nội mạc cũng là nơi tham gia điều hoà quá trình đông máu theo 2 cơ chế :
+ Trên bề mặt nội mạc có chứa một polysaccharid giống heparin có tác dụng tăng cường hoạt động cúa AT III.
+ Nhờ tác dụng của thrombomodulin hoạt hoá protein c. Tế bào nội mạc có chứa những thụ thể màng giúp truyền các thông tin của hiện tượng đông máu một khi đã khởi động.
+ Người ta thấy rằng: Trong một số bệnh lý (ví dụ cho tiếp xúc với độc tố, hay các cytokin) thì tế bào nội mạc có thể sản xuất và biểu lộ trên bề mặt yếu tố tổ chức và giám sự tổng hợp thrombomodulin.Có thể coi đó là một lí do để dẫn tới đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
Không có phản hồi