PHỔ KHÁNG KHUẨN CỦA CEPHALOSPORIN
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Cephalosporin là các kháng sinh họ β-Lactam, vòng β-Lactam trong nhóm kháng sinh này có cấu trúc và vai trò tương tự như trong Penicillin.
– Hầu hết các Cephalosporin bán tổng hợp hóa học bằng cách gắn các gốc khác nhau vào Acid -7-aminocephalosporanic.
– Cephalosprin có cơ chế tác dụng và cơ chế đề kháng nhóm kháng sinh này của vi khuẩn tương tự như Penicillin. Tuy nhiên, Cephalosporin bền với một số men β-lactamase hơn so với Penicillin.
* Phổ kháng khuẩn:
Cephalosporin được chia thành nhiều thế hệ: Thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3, thế hệ 4 và thế hệ sau thế hệ 4 (advanced generation), việc phân loại dựa trên phổ kháng khuẩn, khả năng kháng men β-lactamase của thuốc. (Chú ý: Các Cepjhalosporin trên thị trường không có khả năng điều trị MRSA, L. monocystogenes, C. difficile và Enterococci).
– Thế hệ 1:
+ Các Cephalosporin thế hệ 1 có phổ tương tự và dùng thay thế Penicillin G trong điều trị tụ cầu tiết penicillinase (hiệu quả trên cả MSSA). Chúng cũng tác dụng tốt trên các chủng Proteus mirabilis, E. coli, K. pneumonia.
– Thế hệ 2:
+ Các Cephalosporin thế hệ 2 mở rộng phổ tác dụng lên 3 chủng Gram âm: H. influenza, Enterobacter aerogenes và một số loài Neisseria, tuy nhiên, hiệu lực trên vi khuẩn Gram dương lại giảm.
+ Cephamycin và Cefoxitin tác dụng tốt trên các các vi khuẩn kỵ khí (VD: Bacteroides fragilis), đây là các Cephalosprin duy nhất trên thị trường có khả năng điều trị vi khuẩn kỵ khí Gram âm. Tuy nhiên, chúng không
phải lựa chọn đầu tay do tỷ lệ B. fragilis kháng cả hai kháng sinh trên ngày càng tăng
-Thế hệ 3:
+ Nhóm kháng sinh này có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Mặc dù tác dụng yếu hơn hai thế hệ đầu trên MSSA nhưng các Cephalosproin tác dụng rất tốt trên trực khuẩn Gram âm, bao gồm cả các vi khuẩn đẫ được đề cập phía trên cũng như hầu hết các vi khuẩn đường ruột và Serratia marcescens.
+ Ceftriaxone và Cefotaxime là một trong những kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm màng não. Ceftazidime có tác dụng chống trực khuẩn mủ xanh P.auruginosa, tuy nhiên do tỷ lệ kháng thuốc ngày càng tăng nên quyết định chọn kháng sinh hay không cần dựa vào từng trường hợp cụ thể.
+ Các kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 cần sử dụng rất thận trọng vì nó có liên quan đến “collateral damage”, nghĩa là làm sản sinh và gia tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc (Chú ý: Fluoroquinolon cũng có liên quan
đến hiện tượng này).
– Thế hệ 4:
+ Cefepime được phân loại vào thế hệ 4 và kháng sinh này chỉ sử dụng qua đường tiêm. Cefepime có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng tốt trên các chủng tụ cầu và liên cầu (nhưng chỉ có tác dụng với các loài
còn nhạy cảm với Methicillin).
+ Cefepime cũng tác dụng trên các vi khuẩn Gram âm hiếu khí như các loài Enterobacter, E. coli, K. pneumonia, P. mirabilis và P. auruginosa. Khi lựa chọn kháng sinh này để điều trị trực khuẩn mủ xanh P. auruginosa, bác sĩ nên tham khảo tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tại địa phương trước khi quyết định.
+ Thế hệ sau thế hệ 4 (Advanced generation): Ceftaroline là kháng sinh phổ rộng, nó được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch dưới dạng tiền thuốc (prodrug): Ceftaroline fosamil. Đây là β-Lactam lưu hành trên thị trường Mỹ có tác dụng điều trị MRSA, được chỉ định trong nhiễm khuẩn da và viêm phổi cộng đồng.
+ Nhờ có cấu trúc đặc biệt, Ceftaroline gắn được với PBP2a tìm thấy ở MRSA và PBP2x tìm thấy ở Streptococcus pneumonia. Không chỉ có phổ tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương, kháng sinh này còn tác dụng trên các vi khuẩn Gram âm tương tự như Ceftriaxone. Một đặc tính quan trọng của thuốc là có tác dụng trên cả trực khuẩn mủ xanh P. auruginosa, Enterobacteriaceae tiết β-Lactamase hoạt phổ rộng (ESBL), Acinetobacter baumannii
Không có phản hồi