Sự co mạch, vai trò của các tế bào nội mạc
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Mạch máu cũng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động cầm máu,đông máu và cả tiêu fibrin.
1. Sự co mạch:
– Khi mạch máu bị tốn thương dưới tác dụng của cơ chế thần kinh và thế dịch thì mạch máu co lại. Trước hết, co mạch là do phản xạ thần kinh-đây là một phản xạ tư nhiên của cơ thể.Tuy nhiên co mạch xảy ra không chi do phản xạ thẩn kinh, mà còn nhờ một số cơ chế khác nữa.
– Do tê bào nội mạc tiết ra được chất co mạch cục bộ là angiotensin II, mặt khác chúng cũng thực hiện việc chuyên hoá và bất hoạt các peptid hoạt mạch.
– Do tiểu cẩu tiết ra thromboxan Aị– đó là một chất có khả năng gây ra co mạch.
– Việc co mạch đã đưa lại hai lợi ích: giảm được khẩu kính của mạch máu làm cho lưu lượng cúa dòng máu bị giảm đi, do đó làm hạn chế phần nào sự chảy máu; mặt khác do dòng máu cháy chậm lại các tiểu cầu dính vào lớp dưới nội mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành đinh cầm máu ốn định.
2. Vai trò cùa các tế bào nội mạc:
– Tế bào nội mạc có các đặc điếm và khả năng sau:
– Trên bề mặt nội mạc có phủ một lớp glycocalyx, mà trong đó có chứa:
+ Heparin sulphat : có vai trò quan trọng trong việc chống sinh huyết khối.
+ Và các chất glycosaminoglycan (một dạng mucopoly-saccharid), có khả năng hoạt hoá antithrombin III – là một chất ức chế rất mạnh các enzym đông máu.
– Dưới lớp glycocalyx đó còn có một lớp màng lipid kép chứa ADPase- đây là một men thúc đẩy cho sự thoái giáng ADP (chống được dính và ngưng tập tiếu cầu).
– Tế bào nội mạc còn có khá năng chuyến hoá và bất hoạt các peptid hoạt mạch nhờ vậy mà tham gia vào quá trình điều hoà vận mạch.
– Đặc biệt tế bào nội mạc có chứa men prostacyclin synthetase, do đó đã chuyên được acid arachidonic thành prostacyclin (PGI2)- chất này có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu rất mạnh thông qua việc tác dụng lên men adenylate – cyclase đế tạo ra một lượng lớn AMP vòng.
– Tế bào nội mạc có chứa thrombomodulin, chất này gắn với thrombin (là sản phẩm được tạo ra trong quá trình đống máu ngay tại vị trí bị tổn thương) đế thực hiện nhiệm vụ hoạt hoá protein c , thúc đẩy sự giáng hoá và ức chế các yếu tố Va và villa.
– Tế bào nội mạc (với sự có mặt của thrombin) tạo ra được yếu tố hoạt hoá plasminogen, do vậy mà có thể khởi động được quá trình tiêu fibrin.
– Tế bào nội mạc cũng tống hợp được protein S- là một đồng yếu tố của proteinC.
– Đặc biệt, tế bào nội mạc còn là nơi tổng hợp được yếu tố vonWillebrand (v-WF)- đó là một “chất keo sinh học” cần thiết cho quá dính của tiểu cầu với collagen ớ tố chức dưới nội mạc.
– Nhờ những đặc tính trên nên lớp tế bào nội mạc- là lớp tế bào “không sinh huyết khối”- đã tham gia một cách hết sức đắc lực vào việc duy trì được sự cân bằng giữa hai hệ thống: hệ thống các yếu tố đông máu trong huyết tương và hệ thống các chất hoạt hoá quá trình cầm máu và đóng máu ớ ngay trong lớp tổ chức dưới tế bào nội mạc
Không có phản hồi