TÌM HIỂU VỀ CHLORAMPHENICOL
- Bởi : Admin
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe
Contents
Kháng sinh phổ rộng Chloramphenicol phải được sử dụng nghiêm ngặt giới hạn cho các nhiễm khuẩn nặng, đe dọa tính mạng và không có kháng sinh thay thế.
A. Cơ chế tác dụng:
Chloramphenicol gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S trên ribosome vi khuẩn và ức chế sinh tổng hợp protein thông qua ức chế peptidyl tranferase (Hình 2). Do một số điểm tương tự giữa ribosome trong ty thể tế bào động vật có vú và vi khuẩn, quá tình tổng hợp ATP và protein có thể bị ức chế tại các cơ quan tập trung Chloramphenicol ở nồng độ cao, điều này gây độc tính trên tủy xương (Chú ý: Do độc tính này nên dạng uống Chloramphenicol đã bị rút khỏi thị trường Mỹ).
B. Phổ kháng khuẩn:
Chloramphenicol tác dụng tốt trên nhiều chủng vi khuẩn bao gồm Chlamydiae, Riskettiae, xoắn khuẩn và vi khuẩn kỵ khí. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn, tuy nhiên tùy thuộc vào mức liều và loại vi khuẩn, thuốc có thể có tác dụng diệt khuẩn.
C. Sự đề kháng kháng sinh:
Vi khuẩn kháng Chloramphenicol thông qua sự hiện diện của các enzyme bất hoạt thuốc. Các cơ chế kháng thuốc khác bao gồm giảm tính thấm của vi khuẩn với thuốc hoặc thay đổi vị trí tác dụng của thuốc trên ribosome.
D. Dược động học:
Chloramphenicol được sử dụng qua đường tĩnh mạch và thuốc phân bố rộng rãi trong cơ thể. Đây là kháng sinh có khả năng đạt nồng độ điều trị trong dịch não tủy. Chloramphenicol chuyển hóa qua gan tạo thành dạng glucuronide bất hoạt, chất chuyển hóa này được đào thải qua ống thận vào nước tiểu. Trên bệnh nhân xơ gan, suy gan cần giảm liều khi sử dụng. Thuốc cũng thải trừ qua sữa, tránh dùng kháng sinh này cho các phụ nữ cho con bú
E. Tác dụng không mong muốn:
1. Thiếu máu: bệnh nhân dùng kháng sinh có thể bị thiếu máu liên quan đến liều dùng, thiếu máu tan máu (gặp ở bệnh nhân thiếu men G6PD) và thiếu máu bất sản (Chú ý: thiếu máu bất sản không phụ thuộc liều dùng, có thể xuất sau khi đã ngưng thuốc).
2. Hội chứng xám ở trẻ em: trẻ sơ sinh khả năng tạo dạng liên hợp glucuronide của kháng sinh kém, mặt khác chức năng thận cũng chưa được phát triển đầy đủ. Vì vậy, với trẻ sơ sinh, khả năng thải trừ thuốc khỏi cơ thể rất kém, dẫn đến tích lũy thuốc, tác động lên chức năng của ribosome trong ty thể.
Điều này làm trẻ bỏ ăn, khó thở, trụy tim mạch, tím tái (do đó gọi đây là hội chứng xám) và tử vong. Người trưởng thành khi dùng liều rất cao cũng có thể xuất hiện độc tính này.
3. Tương tác thuốc: Chloramphenicol ức chế một số enzyme oxidase tại gan, làm giảm chuyển hóa một số thuốc như Warfarin và Phenytoin, qua đó làm tăng nồng độ các thuốc trên và gây độc tính do quá liều.
Không có phản hồi